Nghe nói Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm các quy định về việc thu phí dịch vụ thẻ; các quy định về trang bị, quản lý, vận hành đảm bảo an toàn hoạt động ATM.
Nghe nói Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm các quy định về việc thu phí dịch vụ thẻ; các quy định về trang bị, quản lý, vận hành đảm bảo an toàn hoạt động ATM.
Nhất là cần giám sát mức tồn quỹ ATM, tiếp quỹ đầy đủ, kịp thời, không để các máy ATM hết tiền quá thời hạn quy định nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch tăng lên vào dịp cuối năm; có biện pháp phù hợp trong việc cung ứng dịch vụ chi trả lương, thưởng cuối năm cho các doanh nghiệp nhằm hạn chế tình trạng quá tải ATM… Theo đó, đơn vị nào để máy ATM hết tiền và không đáp ứng được nhu cầu rút tiền của khách hàng sẽ bị phạt lên đến 15 triệu đồng. Tóm lại là tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người sử dụng thẻ.
Quả thật, nếu thực hiện đầy đủ các yêu cầu này, người sử dụng thẻ ATM (hay gọi đơn giản là chủ thẻ) mới thấy thật sự hiệu quả của chiếc thẻ và việc hạn chế sử dụng tiền mặt. Còn nếu không, chỉ luôn thấy bị chiếc thẻ “làm phiền”. Như nhiều người nói, tiền của mình, lương của mình mà cứ tưởng… của ai.
Các bạn sinh viên, công nhân thường là người đi rút tiền nhiều lần nhất nhưng mỗi lần lại rút ít nhất. Sinh viên cho biết lý do “em không có chỗ cất tiền đàng hoàng, nên mỗi lần chỉ rút đủ xài”. Tương tự, công nhân chỉ “rút nhiều tiền khi sắp về quê” chứ không đem theo cất ở phòng trọ làm gì. Còn những người khác lại thường rút tiền vào cuối tuần để mua sắm, chuẩn bị cho tuần làm việc mới.
Trong khi đó, cuối tuần cũng là ngày nghỉ của các ngân hàng, do đó, chuyện người rút tiền đứng xếp hàng chờ, cuối cùng nhận được “cái lắc đầu”: máy hết tiền- đã trở thành chuyện bình thường. Nhiều người đã phải biến buổi sáng hoặc chiều cuối tuần thành việc chạy vòng vòng các thùng máy ATM trong thành phố và đứng chờ rút tiền. Có người nói nửa đùa nửa thật, đi rút tiền (của mình) mà vất vả, cực khổ như đi mượn tiền (của ai). Cũng bởi vậy, rất nhiều người hưởng lương thường rút tiền “toách” một lần rồi lại cất để xài dần cho khỏi tốn công chờ đợi.
Để cho người dân tiện sử dụng thẻ và thật sự hạn chế sử dụng tiền mặt (theo đúng mục đích của Chính phủ), thì dịch vụ này phải làm cho tốt, để người sử dụng thật sự cảm nhận được mình là “chủ thẻ” với đầy đủ quyền lợi của mình.
PHƯƠNG NAM
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin