Phải có cơ chế thực hiện quyền làm chủ của nhân dân

06:11, 24/11/2014

Sáng 24/11/2014, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Đa số đại biểu tán thành với dự án luật, tuy nhiên đối với một số vấn đề còn ý kiến khác nhau vẫn còn nhiều ý kiến đóng góp.

Sáng 24/11/2014, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Đa số đại biểu tán thành với dự án luật, tuy nhiên đối với một số vấn đề còn ý kiến khác nhau vẫn còn nhiều ý kiến đóng góp.
 
Trong dự án luật, mô hình tổ chức chính quyền địa phương được rất nhiều đại biểu quan tâm. Theo dự án luật, mô hình này gồm có 2 phương án, phương án 1 là không tổ chức HĐND ở cấp quận, phường và phương án 2 là HĐND được tổ chức ở tất cả các đơn vị hành chính. Đối với đại biểu ủng hộ phương án 1, đề nghị cần tăng thêm số lượng đại biểu và quyền hạn của HĐND (cấp trên) để tăng cường công tác kiểm tra giám sát.

Nhiều đại biểu đặt vấn đề, nếu bỏ tổ chức HĐND cấp quận, phường thì việc giám sát đối với chính quyền như thế nào, ngoài ra nếu bỏ cũng phải có cơ chế thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.

Nhiều đại biểu băn khoăn về phương án mô hình mới là chính quyền đô thị, vừa qua Trung ương mới có chủ trương chỉ đạo 2 thành phố là TP Hồ Chí Minh và TP Đà Nẵng xây dựng đề án để thí điểm về mô hình chính quyền đô thị.

Theo nhiều đại biểu, đề án vừa được thông qua cuối tháng 3/2014 và đang tiếp tục chỉnh sửa. Đề án mô hình chính quyền đô thị của 2 thành phố có những điểm khác nhau và chính quyền đô thị mới là ý tưởng, chưa có trên thực tế và chưa được kiểm chứng nên việc đưa vào luật phải có sự cân nhắc.

BÙI THANH

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh