
Ngày 20/11/2014, Quốc hội làm việc tại hội trường để thảo luận đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông.
Ngày 20/11/2014, Quốc hội làm việc tại hội trường để thảo luận đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông.
Theo thẩm tra, chương trình giáo dục hiện hành vượt quá khả năng đáp ứng về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất của nhà trường cũng như khả năng tiếp thu của học sinh.
Tại phiên thảo luận, đa số đại biểu tán thành với dự thảo nghị quyết. Đối với một số vấn đề còn ý kiến khác nhau, đại biểu đề nghị Bộ GD-ĐT không nên trực tiếp biên soạn SGK mà chỉ đạo biên soạn để nâng cao tính khách quan.
Trong quá trình soạn thảo, đề án phải có sự kế thừa thành quả của nền giáo dục trước đây, không nên phủ định hết; cần có sự tham khảo những thành tựu của các nước trên thế giới, tham khảo chứ không bê nguyên xi vì mỗi nước có yếu tố lịch sử và nền văn hóa khác nhau.
Đại biểu tán thành quy định là có một chương trình thống nhất nhưng có nhiều bộ sách, tuy nhiên cần quy định cụ thể việc giao quyền tự quyết cho các trường, giáo viên trong việc lựa chọn giáo trình, bộ sách cho phù hợp với địa phương mình.
Đại biểu cho rằng, việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông phải đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT và đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất trường lớp là 2 yếu tố quan trọng để cấu thành chất lượng giáo dục.
Do đó, bộ cần xây dựng đề án riêng để phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và chuẩn hóa cơ sở vật chất trường lớp và triển khai đồng bộ với đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa.
Tin, ảnh: THANH TÂM
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin