Cuối buổi sáng và đầu buổi chiều 19/11/2014, các đại biểu Quốc hội tập trung chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về chế độ tiền lương; BHXH; chất lượng, hiệu quả của công tác dạy nghề- đặc biệt là dạy nghề cho lao động nông thôn; công tác quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam…
Cuối buổi sáng và đầu buổi chiều 19/11/2014, các đại biểu Quốc hội tập trung chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về chế độ tiền lương; BHXH; chất lượng, hiệu quả của công tác dạy nghề- đặc biệt là dạy nghề cho lao động nông thôn; công tác quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam…
Trả lời về chính sách tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước và trong doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa và giải pháp nâng cao năng suất lao động, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho rằng, hiện vẫn còn thiếu một nội dung hướng dẫn về xây dựng thang bảng lương cho doanh nghiệp.
Về vấn đề tiền lương, theo bộ trưởng, đúng là tiền lương hiện nay mới chỉ đáp ứng 60% mức sống tối thiểu cho người lao động và lần này có tăng cũng chưa giải quyết được cơ bản. Lý do điều kiện của nền kinh tế và khả năng của ngân sách chỉ có vậy, chúng ta buộc phải giãn lộ trình tăng lương theo kế hoạch.
Về vấn đề nợ BHXH tồn đọng lớn và có số liệu không thống nhất trong các báo cáo, vì sao việc thanh tra BHXH lại được chuyển giao sang BHXH và giải pháp xử lý nợ BHXH,…
Bộ trưởng cho biết, nợ BHXH theo số liệu của bộ là 7.000 tỷ đồng, có nhiều nguyên nhân nhưng một nguyên nhân quan trọng là mức xử phạt còn nhẹ quá, doanh nghiệp thà nợ BHXH để chịu phạt còn hơn đi vay ngân hàng. Do đó, khi Luật BHXH được thông qua và việc giao thanh tra BHXH cho cơ quan BHXH sẽ có thể tháo gỡ một phần khó khăn này.
Trả lời chất vấn về tình trạng rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm; tình trạng lao động nước ngoài không phép tràn vào Việt
Bộ trưởng cho biết, hiện có khoảng 78.000 lao động nước ngoài ở Việt
Việc lao động ở nước ngoài vi phạm hợp đồng theo bộ trưởng là vấn đề đáng tiếc, sau này bộ sẽ tăng cường công tác tuyên truyền trước khi đi xuất khẩu lao động. Giải pháp để hạn chế thanh niên, cử nhân thấp nghiệp cũng chưa được bộ trưởng trả lời xác đáng.
Tổng kết phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng một lần nữa nhấn mạnh yêu cầu quản lý chặt chẽ lao động nước ngoài, cần rà soát, tham mưu cho Chính phủ cơ chế quản lý thông thoáng nhưng phải đúng phép tắc, phù hợp với điều kiện của đất nước trên nguyên tắc ưu tiên sử dụng lao động trong nước.
THANH TÂM
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin