Từ khi huyện Bình Tân đi vào hoạt động năm 2008 đến nay, nhờ các cấp lãnh đạo có định hướng phù hợp, chuyển dịch cơ cấu lao động và ngành nghề nông thôn của huyện luôn đi đúng hướng, đã góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội địa phương không ngừng phát triển đi lên.
Từ khi huyện Bình Tân đi vào hoạt động năm 2008 đến nay, nhờ các cấp lãnh đạo có định hướng phù hợp, chuyển dịch cơ cấu lao động và ngành nghề nông thôn của huyện luôn đi đúng hướng, đã góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội địa phương không ngừng phát triển đi lên.
Qua khảo sát từ chương trình phát triển kinh tế- xã hội 5 năm (2008- 2015) và định hướng đến năm 2020 của huyện, hiện địa phương có 23.632 hộ nông thôn (với 55.650 người đủ khả năng lao động), so năm 2006 tăng 3.318 hộ (tăng 16,33%); trong đó, hộ phi nông nghiệp tăng 730 hộ (tăng 5,16%), hộ xây dựng tăng 580 hộ (tăng 90,06%), hộ dịch vụ khác tăng 1.605 hộ (tăng 284,07%).
Riêng hộ nông nghiệp, so với năm 2006, đến nay giảm còn 18.416 hộ (giảm 6,6%). Từ đó, kéo theo cơ cấu lao động trong độ tuổi chuyển dịch dần từ lao động nông nghiệp (đạt 68,52% năm 2008) nay giảm còn 53,67% và phi nông nghiệp từ 31,48% nay tăng lên 46,33%.
Chính nhờ chuyển dịch lao động, ngành nghề đúng hướng giúp địa phương giảm dần tỷ trọng hộ nông nghiệp, tăng tỷ trọng hộ thương mại- dịch vụ và xây dựng; tỷ lệ hộ nghèo trong những năm qua được kéo giảm từ 1,5- 2%/năm và thu nhập bình quân đầu người được nâng lên từ 18 triệu đồng năm 2012 và đến nay đạt 23,2 triệu đồng.
Riêng về nhà ở, so với năm 2008, nhà ở đạt chuẩn tăng lên 24,02% và nhà tạm giảm xuống còn 3,65%. Qua đây, bộ mặt cũng như đời sống người dân nông thôn thêm khởi sắc, tạo điều kiện cho các xã sớm hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.
CÔNG PHÚC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin