Cần quy định quyền từ chức khi người được lấy phiếu tín nhiệm có 2/3 phiếu tín nhiệm thấp

03:10, 22/10/2014

Sáng 22/10/2014, các đại biểu thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi).

Sáng 22/10/2014, các đại biểu thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi).

Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Vĩnh Long tại hội trường.

Tại phiên thảo luận, đa số các đại biểu đồng tình cao với dự thảo luật mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình. Tuy nhiên, một số đại biểu còn nhiều ý kiến đóng góp, trong đó tập trung vào các vấn đề: đại biểu tán thành việc lập chức danh Tổng thư ký Quốc hội, nhưng đề nghị làm rõ vai trò của Tổng thư ký cho phù hợp hơn với mô hình tổ chức của Việt Nam và chức danh Tổng thư ký Quốc hội không nhất thiết phải bầu trong số các đại biểu Quốc hội.

Đại biểu đề nghị tăng số lượng cán bộ chuyên trách lên 50% so tổng số đại biểu Quốc hội, trong đó cán bộ chuyên trách ở địa phương ít nhất một đại biểu; về việc lấy phiếu tín nhiệm cần quy định nếu người được lấy phiếu có 2/3 đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm thấp thì người đó được quyền từ chức, nếu không Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ báo cáo với Quốc hội tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm đối với trường hợp đó.

Đối với quyền hạn của Đoàn đại biểu Quốc hội, cần quy định cụ thể là Đoàn đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu người đứng đầu trong các cơ quan giải thích những điều chưa thỏa đáng trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, đồng thời người đứng đầu các cơ quan phải cung cấp những thông tin khi đại biểu Quốc hội có yêu cầu; đại biều đề nghị cần nhanh chóng xây dựng Luật Trưng cầu ý dân nhằm đảm bảo quy định rõ những vấn đề nào được đưa ra trưng cầu ý dân, quy mô của các cuộc trưng cầu ý dân…

Tin, ảnh: THANH TÂM

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh