Ngày 8/10/2014, ông Nguyễn Thanh Bình- Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Vĩnh Long đã chủ trì hội thảo đóng góp ý kiến dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) và luật Hộ tịch (sửa đổi).
Ngày 8/10/2014, ông Nguyễn Thanh Bình- Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Vĩnh Long đã chủ trì hội thảo đóng góp ý kiến dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) và luật Hộ tịch (sửa đổi).
Đối với Luật Hộ tịch (sửa đổi), các đại biểu thống nhất việc xây dựng dữ liệu hộ tịch.
* Luật nhà ở (sửa đổi) gồm có XIII chương, 178 điều, dự kiến có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2015. Luật này quy định về sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở; giao dịch về nhà ở, trừ giao dịch mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở nhằm mục đích kinh doanh; quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam.
Tham gia đóng góp ý kiến, nhiều đại biểu cho rằng, phát triển nhà ở công vụ là thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Các đại biểu cũng thống nhất không thành lập quỹ phát triển nhà ở xã hội.
Bên cạnh, cần quy định rõ về quy mô nhà ở chung cư và diện tích đất ở theo quy định của pháp luật để xây dựng nhà ở xã hội cho thuê nhằm giải quyết chỗ ở cho các đối tượng có khó khăn về nhà ở.
* Luật Hộ tịch (sửa đổi) gồm có 7 chương, 77 điều, dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/1/2016. Luật này quy định về hộ tịch; quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch; cơ sở dữ liệu hộ tịch và trách nhiệm quản lý nhà nước về hộ tịch...
Các đại biểu thống nhất việc xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch; đồng thời, kiến nghị cần có giải pháp khắc phục đầu tư dàn trải để tập trung nguồn lực, sớm lộ trình thực hiện đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư vừa đảm bảo bảo mật thông tin nhà nước và bí mật đời tư của cá nhân.
Thống nhất phương án tiếp tục cấp giấy khai sinh đối với trẻ em mà không cấp thẻ căn cước công dân, số định danh cá nhân, vì giấy khai sinh chính là thông tin, cơ sở để nhà nước quản lý dân số, dân cư, định hướng phát triển xã hội.
Về thẩm quyền đăng ký hộ tịch, các đại biểu đồng tình với quy định giao UBND cấp xã có thẩm quyền đăng ký đối với một số việc hộ tịch có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới đất liền. Tuy nhiên, đối với trường hợp bà mẹ mang trẻ em có quốc tịch nước ngoài khi về Việt Nam sinh ra sống cũng cần được điều chỉnh trong luật để các cháu được cấp khai sinh và được học tập lên các cấp học cao hơn.
Tin, ảnh: XUÂN TƯƠI
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin