Ngày 7/10/2014, BCĐ Phòng chống lụt bão Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác ứng phó với bão mạnh, siêu bão. Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải chỉ đạo đến tháng 6/2015, các địa phương trong cả nước phải có phương án bổ sung ứng phó với bão mạnh, siêu bão.
Nhà tốc mái do lốc xoáy tại huyện Tam Bình.Ảnh: TL
Ngày 7/10/2014, BCĐ Phòng chống lụt bão Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác ứng phó với bão mạnh, siêu bão. Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải chỉ đạo đến tháng 6/2015, các địa phương trong cả nước phải có phương án bổ sung ứng phó với bão mạnh, siêu bão.
Trên cơ sở nghiên cứu những cơn bão mạnh xảy ra ở Việt Nam và khảo sát thiệt hại do bão Hải Yến gây ra tại Philippines tháng 11/2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phân 5 vùng chính của cả nước gồm Quảng Ninh- Thanh Hóa nguy cơ cao nhất (1- 1,5 cơn bão trong một năm), tiếp theo Nghệ An- Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng- Bình Định, Phú Yên- Khánh Hòa, Ninh Thuận- Cà Mau.
Nguy cơ bão trong tương lai đối với các vùng biển Việt
Từ đầu năm đến nay, Vĩnh Long chưa chịu ảnh hưởng của bão. Tuy nhiên, tình hình thiên tai diễn biến khá phức tạp, mưa giông, lốc xoáy đã xảy ra tại các huyện: Long Hồ, Tam Bình, Vũng Liêm, Trà Ôn, làm hư hỏng 166 căn nhà, trên 100ha hoa màu các loại, gãy, xiêu vẹo nhiều trụ điện, trụ viễn thông.
Bên cạnh đó, triều cường gây thiệt hại 20ha lúa Thu Đông, 12,5ha rau màu, 172ha vườn cây ăn trái bị ngập. Trong đó, có 9ha khoai lang bị thiệt hại (ước tính 1,35 tỷ đồng). Triều cường cũng làm cho 32 tuyến đê bao (dài 48km) và 7 đập bị tràn, 1 đập sạt lở.
Đến nay, toàn tỉnh xảy ra 6 điểm sạt lở bờ sông tại TP Vĩnh Long, Long Hồ, Mang Thít, Trà Ôn, ảnh hưởng đến 24 hộ dân, 30ha vườn cây ăn trái, cá biệt sạt lở gây chìm 2 bè cá lồng sắt, bị thương 2 người và chết đuối 1 trẻ em. Ước tổng thiệt hại do sạt lở khoảng 457,5 triệu đồng.
Tin, ảnh: LÊ SƠN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin