Tính từ tiếng súng đầu tiên của liên quân Pháp- Tây Ban Nha tấn công vào Đà Nẵng, vào ngày 1/9/1858, chỉ sau 2 năm, giặc đã chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, rồi sau đó là 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ vào năm 1867.
Tính từ tiếng súng đầu tiên của liên quân Pháp- Tây Ban Nha tấn công vào Đà Nẵng, vào ngày 1/9/1858, chỉ sau 2 năm, giặc đã chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, rồi sau đó là 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ vào năm 1867.
Hơn 80 năm thực dân Pháp đặt ách thống trị Nam Kỳ và toàn cõi Việt
Cầu Lầu là nơi giặc Pháp thường dẫn bộ những đoàn người yêu nước bị xỏ xâu dây kẽm xuyên lòng bàn tay, ngang qua đây để đưa ra cầu tàu Vĩnh Long. Trong ảnh: Cầu Lầu hôm nay. Ảnh: DƯƠNG THU
Ý thức thân phận nô lệ
Phải khẳng định một điều, chính sự thành công của Cách mạng Tháng Tám đã mở đường cho người dân thấy được “ánh sáng giữa đêm dài nô lệ”. Nam Bộ của Việt
Tuy chỉ hưởng độc lập non một tháng, nhưng những người con Nam Bộ đó đã sẵn sàng nối tiếp gương anh hùng liệt sĩ ngàn xưa, xả thân cứu nước, sẵn sàng hy sinh giữ “Lời thề độc lập” mà họ đã cùng nhau thét vang tại quảng trường TP Sài Gòn ngày 2/9/1945.
Từ đây chúng ta mới có thể lý giải được vì sao người dân hưởng ứng mạnh mẽ cuộc kháng chiến ở Nam Bộ đến vậy. Những câu chuyện nhỏ dưới đây là minh chứng phần nào cho điều này.
Ông Nguyễn Văn Hoài- nguyên cán bộ binh vận Khu 9- kể lại chuyện gia đình mình ở Cai Lậy (Tiền Giang) vào năm 1945: Một buổi chiều, mẹ bảo các con ở nhà không đi chơi để cha dạy việc.
Sau bữa cơm chập tối, cả nhà quây quần bên cha mẹ. Ba hỏi các con từng đứa một, suy nghĩ kỹ chưa mà tất cả đòi tham gia kháng chiến? Hồi lâu, ba hỏi tiếp đến thằng Bảy nhỏ xíu mà cũng đòi đi; rồi dặn rằng: “Đi kháng chiến nhắm có được không?
Cực khổ, chết chóc, chẳng phải chơi”. Mấy anh chị em im re, không ai dám lên tiếng, cha lại nói: “Có đi thì đi, sống thì về, chết thì thôi, đừng làm mang tiếng, xấu hổ dòng tộc, gia đình”.
Vậy rồi mấy ngày sau, cha kêu bán hết bầy trâu 9 con, hưởng ứng theo “Lời kêu gọi kháng chiến” của Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ, thực hiện “vườn không, nhà trống”; cũng là để các con yên tâm tham gia kháng chiến.
Đó là câu chuyện của một gia đình nông dân, còn chuyện ông Trương Công Thiện- một quan chức làm việc lâu năm cho chính quyền Pháp (từng là Tỉnh trưởng tỉnh Vĩnh Long) lại có 4 người con trai đều tham gia cách mạng mới là chuyện lạ.
Đặc biệt, người con trai lớn là GS Trương Công Trung, đang học Trường Y Hà Nội đã “xếp bút nghiên”, quay về Nam đưa cha mẹ về sống tạm ở Cái Vồn (Bình Minh), rồi mùa Thu năm 1945, ông thực sự thoát ly gia đình tham gia kháng chiến.
Giải thích về lý do cha làm việc cho Pháp, nhưng cả 4 anh em trai đều là đảng viên Đảng Cộng sản, GS Trương Công Cán, trong lần về thăm quê, dừng lại bên cầu Lầu có tâm sự:
“Hồi cha tôi làm thơ ký Tòa Bố Vĩnh Long, gia đình ở nhà thuê trên phố cầu Lầu. Từ nhỏ, chúng tôi thường thấy những người yêu nước bị giặc Pháp bắt xỏ xâu dây kẽm xuyên lòng bàn tay, dẫn bộ ra cầu tàu Vĩnh Long đưa đi đày. Trong lòng đã thấy thù ghét bọn giặc Tây tàn ác. Cha cũng luôn giáo huấn các con ý thức về thân phận nô lệ, là người dân mất nước”.
Thân phận nô lệ đó đã đẩy người dân đến mức quần áo không có mà mặc, còn mang dép là chuyện xa xỉ của nhà giàu.
Theo BS Nguyễn Hồng Trung- nguyên Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long thì không thể nào quên hình ảnh mặc vải bố nên sinh đầy rận; nhiều khi tắm phải ngâm mình dưới sông đợi quần ráo nước thì mới lên mặc lại. Thậm chí nhiều phụ nữ còn quấn vải mùng, thấy tội lắm. Trước khi đi ngủ thì cứ giậm chân… phủi bụi, chớ làm gì có chuyện giày dép.
“Đêm trước” của cách mạng
Trong gần 100 năm kể từ khi thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên xâm lược nước ta lần thứ nhất, nhân dân ta đã rơi vào cảnh đói khổ cùng cực. Qua lời kể của những bậc cao niên, cũng đủ để chúng ta hiểu được phần nào cái “đêm dài tăm tối đó”.
Ông Lê Ngọc Tho- nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long- cho rằng: “Nếu so với bây giờ thì lớp trẻ không hình dung nổi cái khổ của dân mình hồi đó đâu. Khổ từ cái ăn mặc, học hành, bệnh hoạn thuốc men…”.
Nhưng ở đâu không biết, chớ ở xứ Lấp Vò (Sa Đéc) ban đầu yên ắng lắm. Người dân cơ cực tối ngày chỉ lo cái ăn, đâu biết gì chuyện làm cách mạng. Mà cũng sợ tụi Tây lắm. Chỉ đến khi có những đảng viên Đảng Cộng sản về cài cắm hoạt động thì phong trào mới dần nổi lên.
Đó là mùa thu lịch sử năm 1945, cả Nam Bộ trong khí thế rầm rập luyện tập ngày đêm với những vũ khí thô sơ, mà lòng căm thù giặc đã ngùn ngụt ngút trời. Nhắc lại những ngày đó, BS Nguyễn Hồng Trung như sống lại không khí hừng hực của 69 năm về trước:
“Thôi, không thể tưởng tượng nổi, những đoàn người vác tầm vông hát vang suốt ngày, suốt đêm “Lên đàng”, đặc biệt bài hát “80 năm sống đời tối tăm” của Lưu Hữu Phước: 80 năm sống đời tối tăm. Ta diệt trừ người thù, giết người thù. Quyết khôi phục tự do. Quyết rửa sạch hận thù”.
Đó là những ngày cả xóm làng sục sôi, người lớn người nhỏ hăng say tập võ, đi quyền phòng khi đánh giáp lá cà. Võ Bình Định, luyện đao song kiếm, luyện phóng phi tiêu vào cây chuối…, các lò rèn trong xã đua nhau ngày đêm luân phiên rèn mã tấu, thợ mộc thì lo khép vỏ đẹp, nhẹ.
Các anh lớn dạy các em thiếu nhi trong xã thành những đơn vị đội hình có tổ chức xuống đường, biểu dương lực lượng bằng tầm vông vạt nhọn, cung tên... Tất cả già trẻ, gái trai quyết tâm chống giặc bảo vệ nền độc lập vừa giành được.
Một khí thế vùng lên bao trùm khắp Nam Bộ theo lời Bác Hồ kêu gọi “Ai có gươm dùng gươm, ai có súng dùng súng”, già trẻ, gái trai tham gia giết giặc trả thù nhà.
Bài, ảnh: NGỌC TRẢNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin