Tuổi trẻ mặc vào người chiếc áo thun đỏ sao vàng “hướng về biển đảo”, tự dưng thấy mình lớn hẳn, trưởng thành hơn, tự tin và năng động hơn. Vậy là xuất hiện một “dòng thời trang” mới, lặng lẽ ra đời rồi lan nhanh cả nước.
1. Tuổi trẻ mặc vào người chiếc áo thun đỏ sao vàng “hướng về biển đảo”, tự dưng thấy mình lớn hẳn, trưởng thành hơn, tự tin và năng động hơn. Vậy là xuất hiện một “dòng thời trang” mới, lặng lẽ ra đời rồi lan nhanh cả nước.
2. Mùa Trung thu năm nay, cả xóm lồng đèn Phú Bình (TP Hồ Chí Minh) say sưa, hồ hởi thức suốt đêm để dán đèn. Thật không thể ngờ xóm nghề tưởng chừng mai một bởi cuộc “xâm lăng” của lồng đèn ngoại nhập, đã hồi sinh quá nhanh chóng.
Đặc biệt, bên cạnh đèn giấy kiếng ông sao, cánh bướm, là rất nhiều lồng đèn mang hình tàu cá, ngư dân, cảnh sát biển… với dòng chữ “Hoàng Sa, Trường Sa” trên thân tàu, sẵn sàng “ra khơi” trong đêm rằm lung linh ánh nến.
Những chủ quầy lồng đèn năm nay cho biết, rất hạn chế nhập lồng đèn pin Trung Quốc, bởi khả năng bán ế đã được báo trước. Còn những cha mẹ trẻ, ai cũng bảo “có nhiều lồng đèn “biển đảo”- cũng là cách cho con trẻ học về tình yêu nước ngay từ tuổi ấu thơ”.
Thật diệu kỳ một tình yêu quê hương sâu thẳm và bền chặt. Chẳng cần lời nói, chẳng đợi hướng dẫn,… sự nhanh nhạy của thị trường gặp nhu cầu của người dân, vậy là thành “phong trào” chung hướng về biển đảo thân yêu.
Song, vì vậy, mà đôi khi sự “vô tình” hoặc thiếu hiểu biết cũng có thể khiến mình tự đánh mất bản sắc và gây nên nhiều hệ lụy.
Mới đây, một số nhà sử học lên tiếng về các sư tử đá Trung Quốc đang được đặt “trấn giữ” các cổng đền chùa, miếu mạo lẫn cơ quan, doanh nghiệp hoặc nhà dân và làng đá Non Nước (Đà Nẵng) mỗi ngày bán ra hàng chục cặp sư tử đá kiểu này; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã có văn bản đề nghị “không trưng bày, không sử dụng” các linh vật lạ không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử, việc bê nguyên mẫu sư tử đá nhe nanh múa vuốt hung dữ vào đền, chùa Việt
PHƯƠNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin