Tháng Tám, nước đỏ đầu nguồn về sớm, sông rạch bỗng trở nên mênh mang. Nhưng mùa nước nổi miền Tây giờ nhiều thay đổi. Bên đây là ruộng ngập nước phù sa thì bên kia cánh đồng vừa xuống giống. Con người đã có thể chủ động hơn trước thiên nhiên.
Tháng Tám, nước đỏ đầu nguồn về sớm, sông rạch bỗng trở nên mênh mang. Nhưng mùa nước nổi miền Tây giờ nhiều thay đổi. Bên đây là ruộng ngập nước phù sa thì bên kia cánh đồng vừa xuống giống. Con người đã có thể chủ động hơn trước thiên nhiên.
Rộng hơn 40.000km2, sông ngòi chằng chịt, ước tính phù sa lắng đọng của ĐBSCL khoảng 1 tỷ mét khối mỗi năm, gần gấp 13 lần phù sa lắng đọng của sông Hồng. Và hàng năm, đất cứ thế mà “đi” xa ra biển gần trăm mét.
Đất nặng phù sa, biển bãi bồi, sông nước ngọt, nên miền Tây là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, thủy sản, trái cây lớn nhất nước. Rõ ràng, là vùng đất có vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư và giao thương trong, ngoài nước.
Nhưng, như đánh giá của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm và làm việc với một số tỉnh đồng bằng mới đây, rằng tuy đã phát triển, nhưng vẫn chưa tương xứng với thế mạnh vốn có của vùng.
Chẳng hạn, Cần Thơ- thành phố trọng điểm động lực phát triển của vùng, có rất nhiều điều kiện để phát triển, nhưng chưa phát huy hết vai trò, sức lan tỏa chưa mạnh và sự liên kết vùng chưa chặt chẽ. Còn Hậu Giang, nông nghiệp vốn là lợi thế cơ bản nhưng sản xuất vẫn manh mún, chi phí cao, chất lượng thấp, ứng dụng khoa học- công nghệ chưa nhiều.
Song, có thể thấy, những hạn chế nêu trên cũng không là cá biệt, mà hầu như các tỉnh ĐBSCL đều cùng gặp phải. Làm sao để “vượt lên chính mình”, tận dụng ưu đãi của thiên nhiên cùng sức lao động cần cù, sự sáng tạo của người dân để phát triển nhanh hơn, năng động hơn nữa?
Từ thực tế các tỉnh, Tổng Bí thư đã gợi mở hướng phát triển cho từng địa phương. Như Hậu Giang vẫn phải tập trung cho sản xuất nông nghiệp, mở rộng cánh đồng mẫu lớn, xây dựng nền nông nghiệp chất lượng cao, tìm kiếm thị trường...
Có lẽ đây cũng không chỉ là gợi mở với riêng nơi nào, mà là hướng đi chung của các tỉnh miền Tây vốn có thể mạnh về nông nghiệp. Làm sao để nơi phù sa luôn cuộn chảy, mỗi hạt bùn lắng đọng đều được phát huy hết năng lực của mình. Chứ không chỉ là ngang qua miền Tây rồi lại xuôi ra biển cả.
PHƯƠNG NAM
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin