“Nóng” nhất lĩnh vực nông nghiệp

04:07, 10/07/2014

Sáng nay (10/2), dưới sự chủ trì của Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Lực, kỳ họp thứ 10 HĐND tỉnh khóa VIII bước sang ngày làm việc thứ hai. Các đại biểu tập trung thảo luận, cho ý kiến về các báo cáo, tờ trình của UBND tỉnh cũng như các vấn đề nóng, bức xúc mà đại biểu và cử tri quan tâm. Trong đó “nóng” nhất vẫn là lĩnh vực nông nghiệp.

Sáng nay (10/2), dưới sự chủ trì của Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Lực, kỳ họp thứ 10 HĐND tỉnh khóa VIII bước sang ngày làm việc thứ hai. Các đại biểu tập trung thảo luận, cho ý kiến về các báo cáo, tờ trình của UBND tỉnh cũng như các vấn đề nóng, bức xúc mà đại biểu và cử tri quan tâm. Trong đó “nóng” nhất vẫn là lĩnh vực nông nghiệp.

* ĐB Lữ Quang Ngời- đơn vị huyện Tam Bình:

Cần quan tâm hơn nữa đến sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Những năm gần đây sản xuất nông nghiệp phát triển với tốc độ khá theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả đã hình thành và nhân rộng được mô hình sản xuất nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao.

Tuy nhiên, hướng tới thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cần quan tâm hơn nữa việc phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi hiệu quả cũng như việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm nhằm trả lời trồng cây gì? Nuôi con gì?

Làm sao để bà con trúng mùa nhưng không rớt giá? Chúng ta có mô hình cánh đồng mẫu lớn nhân rộng, đem lại hiệu quả cho người dân tăng thu nhập, góp phần phát triển kinh tế địa phương, thì tới đây đối với cây ăn trái, cây màu cũng phải có cách làm hiệu quả như vậy!

*ĐB Nguyễn Thị Cẩm Hồng- đơn vị huyện Long Hồ:

Bệnh chổi rồng trên nhãn, công tác phòng chống dịch không đạt yêu cầu. Chúng ta đã bỏ ra hàng chục tỷ đồng nhưng hiệu quả rõ ràng là không cao.

Hiện, việc phòng trừ dịch bệnh chưa xong thì tình trạng dịch bệnh này đã chuyển qua cây chôm chôm. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng nghiên cứu thêm về nguyên nhân gây bệnh để đề ra biện pháp phòng trị bệnh, kể cả các biện pháp khống chế và loại trừ hữu hiệu trên cơ sở đó đưa ra quy trình phòng trị bệnh hiệu quả hơn.

Cũng lĩnh vực nông nghiệp, đê bao 4 xã cù lao huyện Long Hồ khởi động từ 4 năm nay, đến nay gói thầu số 4, nhân dân đốn cây dọn sạch đường đến nay vẫn chưa thi công. Tháng 4/2014, Sở Nông nghiệp hứa với dân nhưng đến nay vẫn vậy?

*ĐB Nguyễn Việt Thanh- đơn vị TP Vĩnh Long:

Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp cũng cần nghiên cứu, xem xét đầu tư phát triển đô thị. Bởi vì khi đô thị phát triển, tạo điều kiện phát triển nông thôn.

* ĐB Nguyễn Văn Nghiệm- đơn vị huyện Mang Thít:

Thủy lợi nội đồng, công trình huyện, xã “quản” tương đối ổn nhưng riêng ngành nông nghiệp “quản” thì… chậm quá. Hướng tới đề nghị, công trình nào tỉnh thấy “gọn gọn” giao luôn cho huyện, tỉnh chỉ quản những công trình trọng điểm chứ “bao” hết rất chậm, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và đời sống nhân dân.

*ĐB Phạm Hoàng Khải- Đơn vị huyện Trà Ôn:

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tôi hoàn toàn nhất trí với đề án của Tỉnh ủy đã triển khai, chỉ kiến nghị chọn khâu đẩy mạnh khoa học- kỹ thuật, đột phá làm ra giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao gắn với khâu bảo quản chế biến, xuất khẩu để tăng giá trị. Nếu trong tỉnh chưa đủ năng lực thì chúng ta có thể thuê chuyên gia. Song song đó, quan tâm vấn đề phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi để đảm bảo sản xuất bền vững.

THANH TÂM- DUY UYÊN

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh