
Chiến trường ngày càng trở nên sục sôi như chảo lửa, tôi được phân công bảo vệ đồng chí Trưởng ty Công an, không được bao lâu thì miền Bắc vô Chiến dịch Điện Biên Phủ, miền Nam chuẩn bị vào chiến dịch biên giới.
Chia ly kẻ ở, người đi
Chiến trường ngày càng trở nên sục sôi như chảo lửa, tôi được phân công bảo vệ đồng chí Trưởng ty Công an, không được bao lâu thì miền Bắc vô Chiến dịch Điện Biên Phủ, miền
Sau đó, tôi và đồng chí Tắng được đưa đi học lớp cứu thương ở Gò Găng, Gò Ôi, Sa Rài thuộc Tam Nông- Đồng Tháp, nhằm bổ sung vào lực lượng cho chiến dịch biên giới; hướng đánh từ sông Sở Hạ qua Sở Thượng, lên Tân Châu. Lính trẻ chưa vợ, nghe nói đi chiến dịch qua miền gái đẹp quê lụa, háo hức đùa nhau: “Chuyến này oánh chết bỏ… cũng sướng đời!”
Ông Nguyễn Văn Hoài (Chín Hoài)- nguyên cán bộ binh vận Quân khu 9 (bìa trái) cùng các đồng đội năm xưa.
Rồi Hội nghị Genève mở màn, chiến trường lại càng căng thẳng trên cả nước, Đảng chỉ đạo “đánh” để phục vụ cho “đàm”, không được lơ là chủ quan.
Chiến sự miền Nam liên tiếp diễn ra, bằng những trận đánh kềm chân địch, chia lửa cho chiến trường lớn miền Bắc; đồng thời mở rộng căn cứ miền Nam, từng mũi thọc sâu vào vùng địch hậu. Trận địa diễn ra ác liệt và tin thắng trận dồn dập từ các nơi bay về.
Cuối cùng kết thúc bằng một chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”, quân đội Pháp treo cờ rũ và Hiệp định Genève được ký kết vào những giây phút cuối cùng của hạn định: 24 giờ, ngày 20/7/1954. Cái giờ phút đó, mỗi người lính, mỗi người dân Việt đã từng chứng kiến thì “có chết cũng không thể nào quên!”
Từ chiến trường, các lực lượng vũ trang được lệnh trở về đơn vị cũ. Lực lượng Ty Công an Long Châu Sa, tập kết về quận lỵ Cao Lãnh, đóng cặp dòng sông Mỹ Trà. Dòng người đổ xô về Cao Lãnh tìm người thân. Bà con trong căn cứ thì bơi xuồng chở cá, khô, thực phẩm ra tiếp tế cho bộ đội.
Một không khí nhộn nhịp ngày đêm, trong niềm vui chiến thắng, vẫn không giấu được nỗi lo âu: “Đi tập kết ra Bắc, có thực sự là 2 năm sau gặp lại không?” Những chuyến tàu đầu tiên đã cập bến Bắc Cao Lãnh, đưa quân về điểm tập kết ở Cà Mau. Những vòng tay ôm nhau thắm thiết, những cái vẫy tay trong nước mắt dâng trào nhìn mãi theo con tàu dần xa khuất. Vừa vui niềm vui chiến thắng, đã buồn chia ly kẻ ở người đi.
Trong buổi trưa chờ giờ sắp xuống tàu, tôi lại được lãnh đạo gọi làm việc riêng, các anh xây dựng nhiệm vụ yêu cầu ở lại miền
Tầm nhìn sáng suốt của Đảng
Được các anh lãnh đạo tổ chức cho học tập về Hiệp định Genève, sau 1 năm có hiệp thương về tổng tuyển cử và thống nhất đất nước. Nhưng theo nhận định của Đảng ta, nếu là thế lực của Pháp không thì có hiệp thương có tổng tuyển cử.
Trường hợp thứ hai, nếu nửa Pháp, nửa Mỹ, thì có hiệp thương, nhưng không có tổng tuyển cử. Còn nếu là thế lực của Mỹ hoàn toàn, thì sẽ chẳng có hiệp thương và cũng chẳng bao giờ có tổng tuyển cử.
Nhiệm vụ chính trị lúc đó là tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh chính trị đòi hiệp thương và tổng tuyển cử. Sau qua 1 năm đấu tranh không có hiệp thương, thế lực thân Pháp bị Mỹ lấn dần, chúng thiết lập bộ máy hành chính đều khắp miền Nam theo kiểu thực dân mới của Mỹ.
Trong khi đó, ảnh hưởng của thế lực Việt minh còn mạnh, Đảng chủ trương chuyển hướng chiến lược nhằm bảo tồn lực lượng cho cán bộ, nhất là ở cơ sở tự điều lắng đi xa địa bàn hoạt động trước đó, chuyển thế hợp pháp bám dân.
Một số đảng viên có điều kiện, được đưa vào lòng địch, thực hiện phương châm “chui sâu, trèo cao” nhằm hạn chế sự chống phá quần chúng bằng nhiều cách bảo vệ tổ chức, lực lượng của Đảng ta bên ngoài. Từ đó, bắt đầu hình thành đội ngũ cán bộ binh vận đi sâu chuyên trách.
Ta đưa nhiều đảng viên vào dân vệ, tề xã, tề ấp của địch. Có nơi thành lập cả chi bộ trong lòng địch, thời gian đầu đã vô hiệu hóa khả năng hoạt động của địch đánh phá phong trào cách mạng ở miền
Trận đánh vũ trang đầu tiên
“Mặt trận toàn lực quốc gia” của các tôn giáo phân hóa ly khai tuyên bố chống Diệm. Ở Chợ Lớn có lực lượng Bình Xuyên của Bảy Viễn; Cao Đài Tây Ninh của Trịnh Minh Thế; miền Tây có tôn giáo Hòa Hảo của Năm Lửa, Ba Cụt… cầm đầu ly khai chống Diệm.
Quân đội quốc gia Ngô Đình Diệm tấn công, Bình Xuyên của Bảy Viễn cầm cự ở cầu chữ Y, cuối cùng chạy vô rừng Sác. Cao Đài, Hòa Hảo rút vô Đồng Tháp Mười đóng quân trong vùng căn cứ kháng chiến của ta, yêu cầu Việt Minh làm cố vấn chính trị cho quân đội, để được sự giúp đỡ của dân.
Một thời gian sau, “Mặt trận toàn lực quốc gia” của các giáo phái bị tan rã, ta chỉ còn tranh thủ danh nghĩa của Đại đội phó Hòa Hảo tên Hồng.
Tỉnh ủy Sa Đéc giao nhiệm vụ cho tôi và anh Xiếu, cầm bản đồ vô kinh xáng Phong Mỹ đào trung đội súng đã cất giấu trước đó về trang bị cho anh em. Khi đã được trang bị súng đạn đầy đủ, lãnh đạo quán triệt tư tưởng anh em là khi sa vào tay giặc phải giữ vững khí tiết, phải ẩn danh là đại đội Hồng của Hòa Hảo, không được nhận là Việt minh.
Cũng chẳng bao lâu địch biết được, chúng mở nhiều cuộc hành quân cấp tiểu đoàn cố bao vây tiêu diệt. Đơn vị phải cố tránh né, cho đến một buổi sáng tinh mơ, địch mở 3 cánh quân mỗi cánh 1 tiểu đoàn từ 3 hướng: Mũi Me, Bình Hàng Tây, chợ Mỹ Xương cùng tiến vào.
Đơn vị đóng quân ở rạch Tân Trường, cầu Ba Miện, cánh quân địch từ Mỹ Xương vào sớm đụng, buộc ta nổ súng lần đầu tiên. Đạn không thiếu, song do ta chôn giấu lâu ngày ẩm mốc nên 10 viên chỉ nổ 3 viên và ta bị chúng đánh bật ra đồng trống.
Vòng vây khép chặt, lệnh cho ta phân tán chạy về hướng kinh Hội đồng Tường, phân tán lưới lửa địch. Cuộc rượt đuổi đến sức cùng lực kiệt, một đồng chí xin chém vè dưới đìa. Trận đó, cả đơn vị rút thoát, chỉ thiếu 1 đồng chí...
Đó là người chiến sĩ đầu tiên đã ngã xuống, trong trận đánh đầu tiên sau Hiệp định Genève. Mọi người vây quanh xác đồng đội nghe bà con kể lại mà xúc động trào dâng lên khóe mắt: Khi rơi vào tay địch, chúng dụ dỗ chỉ cần nhận là Việt minh thì chúng sẽ thả ra, nhưng anh đã khăng khăng mình là đơn vị Hòa Hảo. Địch đánh anh bằng chày đóng nọc trâu ói máu đến hơi thở sau cùng.
Đó là người đồng đội đầu tiên đã ngã xuống trong cuộc đụng độ vũ trang đầu tiên của đơn vị tôi sau Hiệp định Genève. Người chiến sĩ cộng sản đã hy sinh mà còn phải mang danh Hòa Hảo. Từ đó, để đi đến ngày chiến thắng sau cùng 30/4/1975, đã còn phải biết bao hy sinh nữa mà làm sao tôi có thể kể ra hết được…
Bài, ảnh: NGỌC TRẢNG
(Theo lời kể đồng chí Chín Hoài- nguyên cán bộ Binh vận Quân khu 9)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin