Ngày 21/7/2014, Bộ Giao thông Vận tải tổ chức hội nghị "Nâng cao hiệu quả vận tải thủy nội địa và kết nối các phương thức vận tải khu vực ĐBSCL" (ảnh). Bộ trưởng Đinh La Thăng, ông Nguyễn Phong Quang- Phó trưởng Ban Thường trực BCĐ Tây Nam Bộ cùng lãnh đạo các tỉnh-thành vùng ĐBSCL tham dự.
Ngày 21/7/2014, Bộ Giao thông Vận tải tổ chức hội nghị "Nâng cao hiệu quả vận tải thủy nội địa và kết nối các phương thức vận tải khu vực ĐBSCL" (ảnh). Bộ trưởng Đinh La Thăng, ông Nguyễn Phong Quang- Phó trưởng Ban Thường trực BCĐ Tây Nam Bộ cùng lãnh đạo các tỉnh-thành vùng ĐBSCL tham dự.
Theo Vụ Vận tải, mạng giao thông thủy nội địa ĐBSCL hiện có hơn 13.000km, trong đó khoảng 7.000km đã được đưa vào cấp quản lý. Phương tiện thủy nội địa của vùng có khoảng 160.000 chiếc, tổng trọng tải tàu hàng khoảng 5 triệu tấn, sức chở hành khách trên 300.000 người.
Hàng hóa được vận tải bằng đường thủy là chủ yếu, khối lượng hàng hóa đạt khoảng 50 triệu tấn, chiếm 30% so cả nước. Tỷ trọng khối lượng vận tải đã tăng từ 30% năm 2009 lên 62% năm 2012.
Cảng Bình Minh là cảng tổng hợp, luồng chính vào cảng trên sông Hậu, tiếp nhận được tàu trọng tải đến 10.000DWT.
Để kết nối các phương thức vận tải, theo các chuyên gia, cần sự phối hợp giữa 2 phương thức thủy bộ trong vùng, bởi sự kết nối này hiện chưa phát triển do kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ và hoạt động trung chuyển giữa các loại hình vận tải chưa thật sự thuận lợi.
Mối liên kết vận tải bằng đường bộ nội vùng, khu vực còn rất hạn chế do mạng lưới đường bộ địa phương chưa phát triển đồng bộ cả về số lượng và chất lượng. Các tuyến đường thủy nội địa hạn chế khả năng khai thác phương tiện lớn, tốc độ cao, đồng thời hệ thống bến bãi và các dịch vụ đầu cuối chưa phát triển làm cho vận tải thủy nội địa chưa phát huy được lợi thế...
Tin, ảnh: LÊ SƠN- DĨ HIÊN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin