ĐBSCL chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng lợi nhuận

08:07, 14/07/2014

Theo kế hoạch chuyển đổi cơ cấu đất trồng lúa của Bộ Nông nghiệp- PTNT, đến năm 2015, khu vực ĐBSCL sẽ chuyển đổi 112.000ha trồng lúa sang các loại cây trồng khác.

Theo kế hoạch chuyển đổi cơ cấu đất trồng lúa của Bộ Nông nghiệp- PTNT, đến năm 2015, khu vực ĐBSCL sẽ chuyển đổi 112.000ha trồng lúa sang các loại cây trồng khác.

Đến năm 2020, tổng diện tích đất trồng lúa của khu vực này sẽ chuyển đổi sang các loại cây trồng khác là 204.000ha.
 
Các loại cây trồng được chuyển đổi là bắp với 53.000ha, đậu nành 13.000ha, dưa rau hoa 60.000ha, lúa kết hợp với thủy sản 32.000ha, còn lại là các loại cây trồng làm thức ăn gia súc, đậu phộng, mè và các loại cây trồng khác.
 
Nhờ chuyển đổi sang cây trồng vật nuôi phù hợp nên nhiều hộ dân tại ĐBSCL đã có mức lợi nhuận cao hơn nhiều so với trồng lúa. Cụ thể như nông dân tỉnh Đồng Tháp trồng mè cho lợi nhuận cao nhất 25,3 triệu đồng/ha, trong khi trồng lúa chỉ đạt lợi nhuận 2,45 triệu đồng/ha.

Hay như, nông dân tỉnh Cần Thơ trồng đậu nành lợi nhuận từ 17,6 triệu đồng/ha trở lên, cao hơn trồng lúa 5,6 triệu đồng/ha...

Năm 2013, toàn vùng ĐBSCL đã chuyển đổi 87.314ha đất lúa sang trồng các loại cây trồng khác; trong đó, Đồng Tháp là tỉnh có diện tích chuyển đổi nhiều nhất với 30.725ha, tiếp đến là Sóc Trăng 19.800ha và Trà Vinh trên 12.000ha.

PV

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh