Sáng ngày 15/6, tại TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Cục Y tế dự phòng kết hợp cùng tỉnh Đồng Tháp, Viện Pasteur và Công ty SC Johnson & Son tổ chức lễ mít tinh và chạy bộ đồng hành chung tay phòng chống sốt xuất huyết hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết” lần thứ 4.
Sáng ngày 15/6, tại TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Cục Y tế dự phòng kết hợp cùng tỉnh Đồng Tháp, Viện Pasteur và Công ty SC Johnson & Son tổ chức lễ mít tinh và chạy bộ đồng hành chung tay phòng chống sốt xuất huyết hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết” lần thứ 4.
Tham dự lễ mít tinh có đại diện Bộ Y tế, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp, Trung tâm y tế dự phòng các tỉnh trong khu vực Tây Nam bộ và hơn 5.000 đoàn viên thanh niên trong các ban, ngành, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương tham gia. Sau lễ mít tinh tại Quảng trường Văn Miếu, hơn 5.000 người đã tham gia chạy bộ đồng hành trên các tuyến đường lớn khu vực Phường 1, TP Cao Lãnh.
Đội văn nghệ thiếu nhi biểu diễn Việt Nam khai mạc lễ mít tinh.
Các ngành trong tỉnh, Trung tâm y tế dự phòng các tỉnh và đoàn viên thanh niên các ban ngành và lực lượng vũ trang tham dự lễ.
“Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết” được ra đời năm 2010 và trở thành một sự kiện trong khuôn khổ đồng thuận của Bộ trưởng Bộ Y tế 10 nước thành viên ASEAN. Qua đó lấy ngày 15/6 hàng năm làm “Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết”.
Hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết”, nhiều hoạt động thường niên được tổ chức tại cấp địa phương, cấp Quốc gia và khu vực để nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi nhằm tăng hiệu quả chống lại bệnh sốt xuất huyết (SXH).
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), SXH ngày nay được xem là một trong những căn bệnh truyền nhiễm có khả năng bùng phát nhanh nhất trên khắp thế giới. Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính mỗi năm có khoảng 50 – 100 triệu người mắc bệnh SXH trên toàn cầu.
Hơn 5.000 đoàn viên các ban ngành, đoàn thể tham gia chạy bộ đồng hành chung tay phòng chống bệnh SXH.
Tại Việt Nam khoảng 50.000 người nhiễm SXH mỗi năm và trung bình có 40 trường hợp tử vong. Theo thường lệ, SXH lên bùng phát mạnh nhất vào khoảng tháng 6 (đầu mùa mưa) ở miền Nam và vào tháng 9 ở miền Bắc.
Ngày nay SXH được coi là một căn bệnh đô thị do sự gia tăng đáng kể các bệnh truyền nhiễm ở các thành phố lớn và các khu vực đô thị hóa nhanh chóng.
Các chuyên gia sức khỏe cảnh báo muỗi ở các thành phố lớn ở Việt Nam đã có đủ sức đề kháng với các loại thuốc trừ sâu. Và khí hậu nhiệt đới đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc bùng phát trên diện rộng bệnh SXH quanh năm.
Lực lượng vũ trang cũng nhiệt tình tham dự chạy bộ đồng hành.
Vì vậy, để phòng tránh SXH, Cục Y tế dự phòng khuyến khích mọi người: tránh để nước tồn đọng nước trong các vật chứa đựng như chậu hoa, hồ nước… ; cần làm sạch và cọ rửa các khu vực này sạch sẽ, thông thoáng; đậy kín các lu, bình chứa nước không để cho muỗi đẻ trứng; mặc áo dài tay cả ngày lẫn đêm; sử dụng thuốc diệt muỗi và các loại dụng cụ đuổi muỗi theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Tin, ảnh: HÙNG HẬU
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin