
Trong phiên thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) vào sáng 23/6/2014, đại biểu Phạm Tất Thắng (đơn vị tỉnh Vĩnh Long) đã có một số ý kiến tại nghị trường về dự thảo luật này
![]() |
Trong phiên thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) vào sáng 23/6/2014, đại biểu Phạm Tất Thắng (đơn vị tỉnh Vĩnh Long) đã có một số ý kiến tại nghị trường về dự thảo luật này.
Về quy định "khuyến khích nhà đầu tư, đầu tư cơ sở luyện tập, thi đấu thể dục thể thao cho người tàn tật hoặc chuyên nghiệp", tức là luật quy định chỉ khuyến khích với hoạt động đầu tư cho 2 nhóm đối tượng người tàn tật hoặc các vận động viên, người hoạt động thể thao chuyên nghiệp.
Theo suy nghĩ của tôi, trong bối cảnh nước ta là nước đang phát triển, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, đầu tư các thiết chế văn hóa, thể dục, thể thao thường là khá tốn kém.
Mặt khác, quan trọng hơn là việc duy trì hoạt động của các cơ sở văn hóa, thể dục, thể thao này là không đơn giản với cung cách quản lý của chúng ta.
Nhưng với những nhà đầu tư của các nền kinh tế phát triển cao thì họ sẽ có một phương thức tổ chức vận hành hiệu quả để các cơ sở này hoạt động thường xuyên, đáp ứng nhu cầu giải trí, thưởng thức văn hóa, rèn luyện thể lực của nhân dân. Vì vậy, lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao cũng nên quy định là lĩnh vực được ưu đãi đầu tư.
Trong những ngày này, chúng ta đang rất phẫn nộ trước hành động ngang ngược của Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Chúng ta cũng rất bất bình thấy lực bất tòng tâm khi Trung Quốc dùng một số lượng tàu lớn, gồm tàu quân sự, tàu chức năng và các tàu cá lớn vỏ sắt, định dùng số lượng lớn và sức mạnh hòng đè bẹp lực lượng chức năng và ngư dân ta trên biển.
Chúng ta cũng đều biết Nhật Bản là một quốc gia biển giống Việt Nam ở khá gần chúng ta, có nền công nghệ cao và công nghiệp phát triển nổi tiếng, là đối tác chiến lược của Việt Nam, Nhật Bản cũng đang sửa đổi pháp luật để có thể xuất khẩu vũ khí, công nghiệp quốc phòng. Bên cạnh Nhật Bản cũng có một số quốc gia khác tương tự.
Vấn đề đặt ra là liệu chúng ta có nên cân nhắc và quy định lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, công nghiệp tàu thủy là một lĩnh vực ưu đãi đầu tư trong luật này trong giai đoạn hiện nay hay không? Tôi đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc.
THANH QUYÊN (ghi)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin