Năm nay, đề thi môn Văn tốt nghiệp PTTH có yêu cầu học sinh viết đoạn văn bày tỏ thái độ về việc Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm và hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương- 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đã được đánh giá là hay, thời sự, giúp các em bày tỏ lòng yêu nước. Từ đó, đặt ra trách nhiệm của tuổi trẻ, của công dân đối với Tổ quốc.
Năm nay, đề thi môn Văn tốt nghiệp PTTH có yêu cầu học sinh viết đoạn văn bày tỏ thái độ về việc Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm và hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương- 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đã được đánh giá là hay, thời sự, giúp các em bày tỏ lòng yêu nước. Từ đó, đặt ra trách nhiệm của tuổi trẻ, của công dân đối với Tổ quốc.
Theo GS.TS Nguyễn Xuân Thắng- Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học và xã hội Việt Nam: “Các tư liệu Hán Nôm đều chứng tỏ rằng, trong lịch sử, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, trong khi nhà nước Trung Quốc mới chiếm đoạt trái phép nơi này bằng vũ lực từ năm 1974. Chính các bản đồ của Trung Quốc và phương Tây cũng minh chứng điều đó”.
Cụ thể, từ thời Lê Sơ, đã có tác phẩm “Việt Nam dư địa chí” của Nguyễn Trãi. Thời Mạc Cảnh có “Ô châu cận lục”. Thời Lê Trung Hưng có “Phủ biên tạp lục” do Lê Quý Đôn biên soạn. Đến thời nhà Nguyễn, các tư liệu được thể hiện càng chi tiết, cụ thể hơn.
Chứng tỏ từ xưa, Nhà nước đã quan tâm đến cương giới lãnh thổ ở cả đất liền và hải đảo, như “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi đã viết: “Núi sông bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu Đinh Lý Trần bao đời gây nền độc lập, cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Tá Nhí, ý thức về chủ quyền biển đảo đã được Nhà nước phong kiến Việt Nam rất quan tâm và đã đưa kiến thức về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào sách dạy cho học trò.
“Khải đồng thuyết ước” là sách giáo khoa dạy trẻ học vỡ lòng bằng chữ Hán thời vua Tự Đức, có vẽ về Hoàng Sa. Sách được khắc in lần đầu vào năm Quý Sửu Tự Đức thứ 6 (1853) và được sử dụng trong tất cả trường học ngay từ đầu đời Tự Đức, trải dài qua các triều vua.
Cũng cần nói thêm, trong khi đó, nhà nước Trung Quốc cũng có những cuốn sách giáo khoa dạy cho đồng ấu. Nhưng sách giáo khoa cổ của Trung Quốc chỉ vẽ bản đồ đến đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa, Trường Sa.
Những tư liệu này không chỉ là bằng chứng lịch sử cụ thể mà còn có giá trị pháp lý quốc tế. Như vậy, để ngay từ khi các em còn trên ghế nhà trường, hiểu rõ về chủ quyền quốc gia, đồng thời, khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, ý thức tinh thần, trách nhiệm công dân; thì sự thật lịch sử cần sớm được đưa vào sách giáo khoa.
PHƯƠNG NAM
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin