Vấn đề biển Đông tiếp tục được các đại biểu Quốc hội quan tâm và bên lề kỳ họp lần 7 Quốc hội khóa XIII, phóng viên Báo Vĩnh Long đã ghi lại một số ý kiến.
Vấn đề biển Đông tiếp tục được các đại biểu Quốc hội quan tâm và bên lề kỳ họp lần 7 Quốc hội khóa XIII, phóng viên Báo Vĩnh Long đã ghi lại một số ý kiến.
Đại biểu Võ Thị Hồng Thoại (đơn vị tỉnh Bạc Liêu): Kiên quyết nhưng hết sức bình tĩnh và tôn trọng pháp luật quốc tế
Về tình hình biển Đông, trước và trong kỳ họp Quốc hội, cử tri cả nước rất quan tâm. Với tư cách là đại biểu Quốc hội, sau khi nghe Chính phủ báo cáo về tình hình biển Đông, tôi rất đồng tình với cách xử lý của Chính phủ trước việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương- 981 trong vùng biển Việt Nam.
Có thể nói rằng việc Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan là vi phạm chủ quyền của Việt Nam, là hành động nghiêm trọng đe dọa chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Chúng tôi cũng ý thức việc Trung Quốc làm như vậy là có âm mưu, ý đồ, sự chuẩn bị khá công phu và có những hành động quyết liệt trước hành động này.
Quan điểm của tôi cũng như cử tri mong muốn tại kỳ họp này là Quốc hội phải thể hiện quan điểm, tiếng nói của mình với một hình thức phù hợp để thấy rằng trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, của Quốc hội trước cử tri về tình hình biển Đông.
Tôi đồng ý với Chính phủ là chúng ta đấu tranh không khoan nhượng, kiên quyết nhưng hết sức bình tĩnh phù hợp với yêu cầu và tôn trọng pháp luật quốc tế để không làm cho tình hình căng thẳng hơn, nhưng đảm bảo đạt được mục đích là yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan khỏi thềm lục địa của Việt Nam.
Đại biểu Hồ Trọng Ngũ (đơn vị tỉnh Vĩnh Long): Phải nói với Quốc hội, Nghị viện các nước để thế giới ủng hộ
Sau khi nghe Chính phủ báo cáo về tình hình biển Đông, quan điểm cá nhân tôi đồng tình với các tuyên bố cũng như giải pháp của Chính phủ đề ra. Điều quan trọng hiện nay là chúng ta phải hết sức bình tĩnh để xử lý tình huống.
Rõ ràng các đại biểu Quốc hội đã thể hiện là công dân nước Việt Nam và là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân và khi mà quốc gia bị xâm phạm thì lòng yêu nước trỗi dậy. Điều đó hoàn toàn phù hợp với quy luật và truyền thống của dân tộc ta.
Cái chính của chúng ta hiện nay là tuyên truyền cho quần chúng và hướng dẫn họ yêu nước một cách hợp lý và để có tiếng nói thống nhất. Ngoài ra, không để cho các đối tượng manh động, kẻ xấu lợi dụng, kích động chống phá doanh nghiệp, người nước ngoài,… không để những kẻ chống phá thừa cơ hội này gây khó khăn cho chúng ta.
Yêu nước là việc đáng nêu gương nhưng hành động yêu nước thì phải tuân thủ theo pháp luật và phải theo sự lãnh chỉ đạo của Đảng, Nhà nước. Theo tôi, Quốc hội phải có tiếng nói thể hiện được ý chí nguyện vọng của nhân dân và hướng nhân dân trong các sự vụ, sự việc, không để kẻ xấu bên ngoài kích động, để cuối cùng đạt được mục đích ổn định, bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia.
Ngoài ra, chúng ta phải nói với thế giới, đề nghị với Quốc hội, Nghị viện các nước, nhân dân các nước- kể cả nhân dân yêu chuộng hòa bình công lý của Trung Quốc- ủng hộ chúng ta trong vấn đề này.
Đã có trên 125.000 tin nhắn gửi về cho chiến dịch “Chung sức vì biển đảo quê hương”, với số tiền ủng hộ tương đương trên 2,25 tỷ đồng. Các thuê bao mạng Viettel dẫn đầu với trên 62.000 tin nhắn (giá trị tương đương trên 1,1 tỷ đồng), tiếp đến là mạng Mobifone với gần 39.000 tin nhắn (gần 700 triệu đồng), Vinaphone có trên 22.000 tin nhắn (trên 400 triệu đồng). Chiến dịch nhắn tin “Chung sức vì biển đảo quê hương” với cú pháp BD gửi 1409 sẽ kéo dài liên tục trong 2 tháng (từ ngày 19/5 đến hết ngày 18/7/2014).
HẢI YẾN
|
THANH TÂM- ghi
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin