CTV Báo Vĩnh Long đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi- giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam về vấn đề này.
Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương- 981 vào vùng biển Việt Nam không chỉ gây bất bình, bức xúc, thậm chí là phẫn nộ của người Việt Nam ở trong và ngoài nước mà cả bạn bè quốc tế yêu chuộng hòa bình và chính nghĩa trên thế giới. Hành vi này của Trung Quốc còn vấp phải sự phản ứng từ các nhà khoa học, học giả trong và ngoài nước.
CTV Báo Vĩnh Long đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi- giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam về vấn đề này.
* Thưa PGS Nguyễn Chu Hồi! Ông nhìn nhận như thế nào về những gì đang diễn ra tại khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương- 981 trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt
- Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển của Việt Nam là hành động đơn phương gây hấn và tiếp tục xâm phạm chủ quyền đối với quần đảo và vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Trong gần 3 tuần qua, Trung Quốc đã tăng dần số lượng tàu thuyền, máy bay quân sự để bảo vệ giàn khoan và tuyên bố vùng biển cấm xung quanh giàn khoan, gây sự và làm bị thương các lực lượng thực thi pháp luật của Việt
Dù luôn đổ lỗi và chối bỏ việc dùng vũ lực, nhưng bằng chứng về “hiện diện quân sự” là không thể chối cãi, kể cả việc họ tăng cường hàng trăm tàu cá vỏ sắt cải hoán từ tàu hải quân.
Như vậy, trên thực tế, Trung Quốc đã sử dụng một kiểu “sức mạnh quân sự mềm” xâm chiếm vùng biển của Việt Nam- một quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc có chủ quyền và là một thành viên ASEAN.
Từ góc nhìn của người nghiên cứu, tôi cho rằng bên cạnh tận dụng cách tiếp cận “dân sự” để bao che, bao biện, Trung Quốc đã sử dụng chiêu thức “sức mạnh quân sự mềm” trong quá trình “trỗi dậy hòa bình” khi khởi động một cuộc gây hấn đối với các nước láng giềng trên biển Đông. Điều này nhắc nhở chúng ta phải nâng cao cảnh giác.
* Kể từ khi vụ việc xảy ra, lực lượng thực thi pháp luật của ta luôn kiên quyết đấu tranh, yêu cầu Trung Quốc rút các tàu và giàn khoan Hải Dương- 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam bằng biện pháp hết sức kiềm chế trước sự hung hăng, tấn công của các tàu Trung Quốc. Ý kiến của PGS về biện pháp đấu tranh mang tính chất hòa bình này?
- Các lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt
Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam đang thực hiện một sứ mạng cao cả- kiên quyết đấu tranh, yêu cầu Trung Quốc rút các tàu và giàn khoan Hải Dương- 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam để ngồi vào bàn đàm phán. Đó cũng là chủ trương nhất quán của Đảng và Chính phủ ta giải quyết khúc mắc bằng các biện pháp hòa bình.
Trên thực địa, dù các lực lượng thực thi pháp luật của Việt
Hành động dũng cảm của Cảnh sát biển, Kiểm ngư và bà con ngư dân của ta ở vùng biển chủ quyền Việt Nam, nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép là biểu tượng tinh thần của một dân tộc nhỏ bé đang đương đầu với một cường quyền chính trị. Nó khích lệ lòng yêu nước của người Việt
Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt
* Thưa PGS! Thời gian qua có rất nhiều ý kiến trong và ngoài nước cho rằng Việt Nam nên kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế, vậy còn ý kiến của ông như thế nào?
- Bên cạnh biện pháp xử lý “tình thế” đối với giàn khoan Hải Dương- 981, trong số các biện pháp hòa bình, Việt Nam nên tận dụng sức mạnh công lý của ta phù hợp với các quy định của Công pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc năm 1982. Chúng ta nên sớm hoàn chỉnh hồ sơ để kiện Trung Quốc ra các tòa công pháp quốc tế.
Phía Trung Quốc đã toan tính và xây dựng kịch bản từ rất lâu, vì thế ta cũng cần chuẩn bị các giải pháp khác nhau trên tinh thần bảo đảm hòa bình, ổn định và tự do hàng hải trên biển Đông để ứng phó, không loại trừ quyền sử dụng vũ lực để tự vệ theo tinh thần của Hiến chương Liên Hợp Quốc.
* Vậy đâu là lợi thế của Việt
- Cuộc đấu tranh tự vệ của chúng ta hiện nay rất chính nghĩa, nên thu hút được sự ủng hộ chí tình, nhiệt thành của dư luận quốc tế trước sự ngang ngược, quậy phá, gây rối ở biển Đông, đe dọa an ninh khu vực của phía Trung Quốc.
Tuy không phải là yếu tố quyết định toàn bộ, nhưng đây là nguồn cổ vũ to lớn, khiến cho những người có lương tri và trách nhiệm trong các cơ quan công quyền quốc tế của Liên Hợp Quốc sẽ đối xử công tâm, công bằng khi chúng ta kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế.
Về mặt pháp lý, “án tại hồ sơ” có các bằng chứng thực tế, cả về sự việc giàn khoan Hải Dương- 981 và hành vi trên biển của Trung Quốc. Cho nên, sức mạnh chính nghĩa cộng với sự ủng hộ to lớn của dư luận quốc tế cùng với bộ hồ sơ chặt chẽ, đầy đủ sẽ giúp vụ kiện thành công.
Theo tôi, việc kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế không chỉ từ một sự việc giàn khoan Hải Dương- 981 đơn lẻ, mà phải đưa “trọn gói” vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông liên quan đến Trung Quốc.
* Thưa PGS! Ngoài việc nâng cao khả năng bảo vệ (đầu tư mua sắm trang thiết bị quốc phòng) trong thời gian tới, Việt
- Tình hình phát triển kinh tế tốt hơn đã cho phép chúng ta tăng khả năng đầu tư tăng cường sức mạnh quốc phòng để giữ nước.
Giờ đây, trước việc Trung Quốc tăng cường gây sức ép, gây hấn, xâm chiếm dần vùng biển các nước quanh khu vực biển Đông, thì không chỉ Việt Nam, mà các nước trong khu vực đã phải cảnh giác và tăng “đột xuất” chi tiêu quốc phòng để đối phó với một Trung Quốc đang trỗi dậy ngang ngược với cách hành xử quyết đoán, độc ác và khó lường.
Biển Đông không chỉ là lợi ích của các nước láng giềng, của Trung Quốc trong khu vực này, mà còn chứa đựng lợi ích đan xen của các quốc gia ngoài biển Đông, trong đó có Mỹ và đồng minh.
Vì thế, cần chú ý xem xét vấn đề đa phương hóa, đa dạng hóa các lợi ích trong khu vực để cùng chia sẻ “gánh nặng” trong ứng phó với cường quyền khu vực. Về lâu dài, nên biến “thách thức hôm nay thành cơ hội mai sau” bằng cách xem lại quan hệ “đối tác, đối tượng” liên quan đến vấn đề biển Đông, xây dựng quan hệ đối tác kinh tế mới.
Tinh thần “độc lập, tự do” là vốn quý của dân tộc ta mà “16 chữ vàng” và chữ kim cương gì đó cũng sẽ không quý bằng. Các cụ nhà ta nói: “Một cọng rơm không quét sạch được nhà, nhưng một bó rơm thì quét nhà nào cũng sạch” chúng ta nên nhớ và nên làm.
* Là người có nhiều kinh nghiệm lẫn kiến thức về nghiên cứu biển, PGS có thể chia sẻ cảm xúc trước hành vi của Trung Quốc những ngày qua?
- Trước đây, Việt
Tôi cũng có rất nhiều bạn là các nhà khoa học và quản lý Trung Quốc. Trước các hành vi của Trung Quốc về vấn đề biển Đông, tôi không khỏi phẫn nộ vì chủ quyền quốc gia mình bị xâm phạm trắng trợn. Rõ ràng, 2 nước đang mất đi một chỗ dựa “lòng tin chiến lược” để có “láng giềng hữu nghị” dài lâu.
Với tư cách một người bạn của các nhà khoa học và quản lý biển Trung Quốc, tôi mong muốn Đảng và Chính phủ Trung Quốc nên sớm thay đổi chính sách hiện hành với Việt Nam, thiện chí hơn, cao thượng hơn trong cách đối xử với nước bạn láng giềng nhỏ hơn mình, cùng Việt Nam ngồi vào bàn đàm phán để bảo đảm quan hệ hữu nghị và lợi ích lâu dài giữa 2 nước, cùng nhau góp phần gìn giữ hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực biển Đông, ASEAN, Đông Á và trên toàn thế giới.
* Trân trọng cảm ơn PGS!
HÀ VĨNH THÁI (thực hiện)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin