Chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp

02:05, 26/05/2014

Sáng 26/5/2014, Quốc hội họp tại hội trường để nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi) và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo luật này.

Sáng 26/5/2014, Quốc hội họp tại hội trường để nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi) và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo luật này.

Tại phiên thảo luận, có nhiều ý kiến đóng góp và vấn đề quan trọng nhất là khi nào thì doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là lâm vào tình trạng phá sản.

Đại biểu đề nghị làm rõ “không thanh toán được khoản nợ đến hạn” ở đây là toàn bộ khoản nợ hay một phần khoản nợ; nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không thanh toán được khoản nợ đến hạn dù nhỏ hay lớn cũng cho phá sản, tránh trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ trả một phần nhỏ trong khoản nợ đến hạn rồi lấy lý do dây dưa trả nợ.

Các đại biểu thống nhất với quy định chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã khi doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ đến hạn trong thời gian 3 tháng, kể từ ngày chủ nợ có yêu cầu.

Tuy nhiên, nhiều đại biểu lo lắng, quy định này chưa phù hợp, vì thời kỳ khủng hoảng kinh tế hiện nay, có nhiều doanh nghiệp nợ lương tới 6- 7 tháng, đại biểu đề nghị nên kéo dài từ 3 lên 6 tháng, giảm áp lực cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, đại biểu đề nghị giao Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với vụ việc phá sản phức tạp, có tài sản, người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài; Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với các vụ việc còn lại… Dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thông qua trong kỳ họp lần này.

THANH TÂM

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh