Chính sách thuế GTGT mới gắn với nông nghiệp, nông thôn, nông dân

01:05, 13/05/2014

Chính sách thuế thuế giá trị gia tăng (GTGT) quy định các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy, hải sản chưa qua chế biến của các tổ chức, cá nhân tự sản xuất bán ra không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT đã phần nào khuyến khích sản xuất phát triển.

Chính sách thuế thuế giá trị gia tăng (GTGT) quy định các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy, hải sản chưa qua chế biến của các tổ chức, cá nhân tự sản xuất bán ra không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT đã phần nào khuyến khích sản xuất phát triển.

Chính sách thuế GTGT mới còn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích nông dân tham gia sản xuất, chế biến, nuôi trồng, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp.

Xuất phát từ những chủ trương của Đảng, thời gian qua, chính sách thuế nói chung, thuế GTGT nói riêng, cũng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp nhằm khuyến khích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, thủy hải sản.

Chính sách thuế GTGT quy định các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy, hải sản chưa qua chế biến của các tổ chức, cá nhân tự sản xuất bán ra không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT đã phần nào khuyến khích sản xuất phát triển.

Ngày 31/12/2013, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 219 hướng dẫn chính sách thuế GTGT, trong đó có những nội dung mới hướng dẫn rõ hơn. Cụ thể là:

Hướng dẫn bổ sung, làm rõ hơn đối tượng không chịu thuế GTGT đối với hình thức sơ chế và bảo quản thông thường của sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt chưa chế biến thành sản phẩm khác.

Về vấn đề này, do trước đây văn bản hướng dẫn còn chung chung nên việc xác định thế nào là sản phẩm nông nghiệp mới qua sơ chế thông thường không thuộc diện chịu thuế GTGT, thế nào là sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến thuộc diện chịu thuế GTGT với mức thuế suất thuế GTGT 5% còn có sự chưa thống nhất gây tranh cãi.

Thông tư mới hướng dẫn rõ hơn: “Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác”.

Trong Thông tư 219 quy định không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với trường hợp: Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại.

Trường hợp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ cũng bán các sản phẩm đó nhưng cho các đối tượng khác ngoài các đối tượng nêu trên thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5%.

Trường hợp người nộp thuế thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi bán các sản phẩm đó thì kê khai, tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu.

Thông tư 219 cũng bổ sung thêm thuế suất 5% đối với: thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác “theo quy định của pháp luật về quản lý thức ăn chăn nuôi”. Thuốc phòng trừ sâu bệnh bao gồm thuốc bảo vệ thực vật theo Danh mục thuốc bảo vệ thực vật do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành và các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh khác.

Những nội dung mới hướng dẫn trên đây ngoài việc quy định rõ hơn về chính sách thuế GTGT đối với sản xuất, kinh doanh sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thủy, hải sản… giúp người nộp thuế thực hiện chính sách thuế dễ dàng, thống nhất. Bên cạnh, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích nông dân tham gia sản xuất, chế biến, nuôi trồng, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới.

LÝ AN

 

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh