Trong phiên thảo luận tại tổ và cho ý kiến về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2014 của Quốc hội, nhiều đại biểu cho rằng cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan trong thực hiện xây dựng luật, pháp lệnh.
Nhiều đại biểu cho rằng, với việc đưa quá nhiều luật vào một kỳ họp gây áp lực và quá tải đối với các đại biểu Quốc hội.
Trong phiên thảo luận tại tổ và cho ý kiến về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2014 của Quốc hội, nhiều đại biểu cho rằng cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan trong thực hiện xây dựng luật, pháp lệnh.
Thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2014 của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội đánh giá thời gian qua, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng luật, pháp lệnh.
Công tác xây dựng pháp luật đã có những chuyển biến tích cực, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng- an ninh và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, nhiều đại biểu cũng chỉ ra rằng việc lập, triển khai thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh vẫn còn nhiều hạn chế.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (đơn vị tỉnh Ninh Thuận) cho rằng, năm nào Quốc hội cũng điều chỉnh về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Số dự án đề nghị điều chỉnh, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh vẫn còn nhiều.
Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Võ Thị Hồng Thoại (đơn vị tỉnh Bạc Liêu) băn khoăn nhất là chất lượng các dự án luật và tiến độ thực hiện các dự án luật này:
“Sau khi Hiến pháp được thông qua, yêu cầu chỉnh lý các dự án luật đang đè nặng lên Quốc hội của nhiệm kỳ này. Tôi rất lo lắng trước yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến thêm 6 dự án luật, trong đó có dự án chưa được thuyết minh thì vấn đề chất lượng của các dự án này là vấn đề cần tính tới. Nếu căn theo nguyên tắc xây dựng luật, pháp lệnh thì đối với những dự án luật này chúng ta không chấp nhận đưa vào.
Bên cạnh đó, để bảo đảm tính khả thi của chương trình năm 2015, tránh bị điều chỉnh quá nhiều, các đại biểu cũng đề nghị Quốc hội cần phải cân nhắc một cách thận trọng, xác định rõ quan điểm, căn cứ lập dự kiến chương trình để xác định thứ tự ưu tiên; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ ngay từ đầu giữa cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra cùng với việc bảo đảm các điều kiện cần thiết cũng như bố trí thời gian phù hợp để Quốc hội xem xét, thông qua.
Đại biểu Đặng Thị Ngọc Thịnh (đại biểu tỉnh Vĩnh Long) đề nghị, trong việc đưa các dự án luật vào kỳ họp, tôi quan tâm đến Luật Lao động tiền lương tối thiểu, luật này chúng ta đã đưa vào chương trình làm việc toàn khóa nhưng đến nay vẫn chưa thấy.
Theo tôi, luật này thu hút sự quan tâm và ảnh hưởng đến lĩnh vực đầu tư, liên quan trực tiếp đến thu nhập quyền lợi của số đông là lực lượng công nhân. Hiện nay, quy định mức lương tối thiểu chưa phù hợp với thực tế của từng vùng miền, do đó tôi đề nghị Quốc hội đôn đốc để đưa vào kỳ họp cuối khóa.
Thứ hai, tôi đề nghị nên khôi phục lại việc họp các đại biểu chuyên trách như trước đây để giải quyết các vấn đề cần thiết. Hiện nay, cứ mỗi kỳ họp phát cho đại biểu rất nhiều tài liệu nhưng tôi nghĩ khó mà bao quát hết, đa phần chỉ quan tâm đến những vấn đề còn ý kiến khác nhau.
Đại biểu Nguyễn Hòa Bình (đại biểu tỉnh Quảng Ngãi) cho biết, khi Hiến pháp được thông qua thì các chế định pháp lý luật chúng ta phải khẩn trương sửa đổi các quy định tổ chức để đảm bảo đưa Hiến pháp đi vào cuộc sống.
Theo đó các kỳ họp trong năm 2014 chúng ta thảo luận các luật của Quốc hội, liên quan đến luật tố tụng thì lần này chúng ta chỉ bàn đến Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi), trong khi luật tổ chức cơ quan điều tra chúng ta lại chuyển đến kỳ họp thứ 9 thì nó không đồng bộ.
Bởi vì, quá trình tố tụng là quá trình liên tục từ điều tra đến truy tố rồi xét xử. Thế nhưng, hai cơ quan truy tố và xét xử làm trước còn cơ quan điều tra- là cơ quan khởi đầu cho các vụ án thì chưa có luật, tôi vấn đề này rất là vướng và yêu cầu cơ quan soạn thảo phải xúc tiến nhanh.
Đại biểu Vũ Trọng Kim (đơn vị tỉnh Quảng Ngãi) nhấn mạnh, Chính phủ cần phải dự kiến đưa vào chương trình kỳ họp đóng góp, cho ý kiến các dự án luật cho phù họp.
Chẳng hạn như trong kỳ họp lần này Chính phủ đưa vào kỳ họp Quốc hội quá nhiều nội dung gây áp lực và quá tải cho các đại biểu Quốc hội, không đủ thời gian để xem xét các dự án luật (kỳ họp lần này đóng góp thông qua tới 11 dự án luật qua cho ý kiến 16 dự án luật khác).
Nguyễn Sỹ Cương (đại biểu tỉnh Ninh Thuận) nêu quan điểm, có nhiều đại biểu đóng góp nhiều luật rất cần thiết nhưng không đưa vào đóng góp trước. Thực tế hiện nay luật nào cũng cần thiết vì nó hiện diện trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, việc đưa vào sớm hay muộn là do cơ quan phụ trách soạn thảo luật. Tôi chưa thấy đại biểu nào quy trách nhiệm đối với các cơ quan này.
Bài, ảnh: THANH TÂM
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin