Có thể nói Bình Tân là địa bàn có nhiều khó khăn, bất lợi so với một số địa phương khác. Do đó, những gì đạt được cho đến nay trong phong trào xây dựng xã văn hóa là những nỗ lực đáng ghi nhận. Cùng với vốn nhà nước, là công tác vận động phát huy nội lực, xã hội hóa trong đầu tư cơ sở hạ tầng văn hóa, thể dục thể thao (TDTT).
Có thể nói Bình Tân là địa bàn có nhiều khó khăn, bất lợi so với một số địa phương khác. Do đó, những gì đạt được cho đến nay trong phong trào xây dựng xã văn hóa là những nỗ lực đáng ghi nhận. Cùng với vốn nhà nước, là công tác vận động phát huy nội lực, xã hội hóa trong đầu tư cơ sở hạ tầng văn hóa, thể dục thể thao (TDTT).
Xã hội hóa hoạt động TDTT. Ảnh: Dương Thu
|
Phát huy mặt được
Có thể kể một số xã nổi bật trong việc xây dựng xã văn hóa ở huyện Bình Tân hiện nay như: Thành Đông, Mỹ Thuận, Tân Bình, Tân Lược,… Theo ông Phan Thành Trí- Trưởng Phòng VHTT huyện, xây dựng xã văn hóa được các địa phương thực hiện, lồng ghép với các tiêu chí, làm nền tảng cơ sở xây dựng xã nông thôn mới.
“Hiện nay, xã Mỹ Thuận đang được kiểm tra lại các chỉ tiêu xã văn hóa, ấp văn hóa. Hiện xã có 8 ấp văn hóa (theo tiêu chí cũ) và tự đánh giá là có thể đạt xã văn hóa. Trước tiên, công tác tuyên truyền vận động được đẩy mạnh, để người dân nhận thấy chính mình là chủ thể trong các hoạt động, phong trào xây dựng xã văn hóa.
Từ đó, tranh thủ được sự ủng hộ của cộng đồng từ khu dân cư, cho đến địa bàn ấp, xã”- ông Trần Thanh Xuân- Chủ tịch UBND xã Mỹ Thuận cho biết. Mỹ Thuận đã sửa chữa lại Nhà Văn hóa xã, nhưng còn 5 phòng chức năng chưa được trang bị đầy đủ.
Việc xây dựng xã văn hóa, theo ông Trần Thanh Xuân đã kết hợp với việc xây dựng nông thôn mới nên được đầu tư nhà văn hóa đạt chuẩn. Tại các ấp, khu dân cư cũng đã đầu tư được 2 cụm văn hóa. “Hiện xã đang xây dựng sân vận động, tăng cường TDTT trong đời sống, tăng cường sức khỏe cho người dân. Qua đó, đời sống văn hóa tinh thần của người dân được nâng cao rõ rệt”.
Xã Tân Bình có 3 sân bóng đá cỏ nhân tạo, hiện đang xây dựng hội trường, trang bị các phòng chức năng cho nhà văn hóa. Bên cạnh đó, phong trào hiến đất xây dựng các điểm văn hóa cũng nổi bật ở một số xã, cho thấy sự đồng thuận cao của người dân.
Ông Phan Thành Trí cho biết: Hoạt động TDTT của huyện trước tiên đưa về các xã có nhà văn hóa như: Thành Đông, Nguyễn Văn Thảnh, Mỹ Thuận, Tân Lược, Thành Trung, Thành Lợi, Tân Bình. Qua các kỳ tổ chức, tranh tài hoạt động TDTT của các xã gắn liền với cuộc tuyên truyền, vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và “Xây dựng nông thôn mới”.
Tin vui đối với Bình Tân là UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Trung tâm TDTT huyện Bình Tân, với vốn đầu tư trên 27 tỷ đồng. Công trình xây dựng tại xã Thành Đông, trên diện tích 30.146m2, gồm: sân bóng đá, đường chạy cho môn điền kinh...
Huyện Bình Tân cũng đang trông chờ việc triển khai xây dựng Trung tâm Văn hóa huyện, đã được quy hoạch với tổng mức đầu tư 52 tỷ đồng. Những công trình lớn này, khi đi vào hoạt động, sẽ tạo thuận lợi cho người dân có nơi sinh hoạt văn hóa, tổ chức các hoạt động TDTT đồng thời tạo vẻ mỹ quan cho địa phương.
Còn nhiều địa bàn gặp khó
Phong trào xây dựng xã văn hóa được chính quyền ở các địa phương thực hiện tốt, nhận được sự đồng thuận cao của người dân. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều địa bàn gặp khó, trong hoàn thiện các công trình văn hóa phục vụ đời sống tinh thần cho người dân.
Theo ông Phan Thành Trí, cái khó lớn nhất là kinh phí và mặt bằng, bởi xây dựng thiết chế văn hóa đòi hỏi vốn lớn. Hiện có nhiều công trình có chủ trương xây dựng nhưng chưa thể triển khai. Ở các xã, nhiều công trình được xây dựng nhờ sự đóng góp của nhân dân.
Còn cái khó mà chúng tôi muốn kiến nghị là xây dựng xã văn hóa theo “01”, trước đây thì có ký kết liên tịch, nên công tác phối kết hợp rất tốt. Từ lúc chuyển qua thực hiện theo “Quyết định 17”, chưa có ký kết giữa các ngành, đoàn thể.
Trong khi đó, theo ông Trần Thanh Xuân, trụ sở các ấp cũng là nơi sinh hoạt văn hóa nhưng diện tích nhỏ, cơ sở vật chất, phòng chức năng trang bị chưa đủ, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thụ hưởng văn hóa của người dân nông thôn.
Ngày 18/3, đoàn kiểm tra chấm điểm xã văn hóa của tỉnh và huyện đã đến xã Mỹ Thuận để kiểm tra, đánh giá các kết quả. Qua đó, tìm hiểu các thuận lợi, khó khăn trong thực hiện xây dựng xã văn hóa theo quyết định mới.
Ông Đinh Văn Lạc- Chủ tịch UBND xã Tân Lược cho biết: Vấn đề khó khăn nhất là vốn. Hiện xã có 2 mặt bằng do dân hiến, 2 mặt bằng đất công để xây dựng các điểm, nhà văn hóa nhưng vẫn không có vốn đầu tư. Qua đó, kiến nghị tỉnh xem xét đầu tư xây dựng các điểm sinh hoạt, nhà văn hóa, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân.
Ông Phan Thành Trí khẳng định: “Chủ trương của Huyện ủy Bình Tân là xây dựng xã văn hóa gắn liền với hoàn thành các tiêu chí đạt nông thôn mới. Trong 2 năm 2014 và 2015, sẽ đưa Thành Đông và Mỹ Thuận đạt xã nông thôn mới”.
Do đó, trong khi kiến nghị sự hỗ trợ nguồn kinh phí, nhưng vẫn không hoàn toàn trông chờ mà vẫn quyết tâm nỗ lực vượt khó, phát huy mọi nguồn lực, đưa các xã điểm về đích đúng kế hoạch và nâng chất tiêu chí của các địa phương còn lại.
QUANG THUẦN- KHÁNH DUY
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin