Ngày 20/3 là ngày Quốc tế Hạnh phúc. Hạnh phúc là “Cuộc sống trạng thái sung sướng do đáp ứng được mọi ý nguyện” của con người. Ngày Quốc tế Hạnh phúc truyền tải thông điệp: cân bằng, hài hòa là một trong những chìa khóa để mang đến hạnh phúc.
Đem niềm vui đến cho người khác để cùng sẻ chia hạnh phúc. Trong ảnh: Dù khuyết tật nhưng nét hạnh phúc vẫn rạng ngời trên khuôn mặt họ. Ảnh: VINH HIỂN
Ngày 20/3 là ngày Quốc tế Hạnh phúc. Hạnh phúc là “Cuộc sống trạng thái sung sướng do đáp ứng được mọi ý nguyện” của con người. Ngày Quốc tế Hạnh phúc truyền tải thông điệp: cân bằng, hài hòa là một trong những chìa khóa để mang đến hạnh phúc.
Lịch sử và ý nghĩa ngày Quốc tế Hạnh phúc
“Tháng 6/2012, LHQ đã tuyên bố chọn ngày 20/3 là ngày Quốc tế Hạnh phúc; 193 nước thành viên (trong đó có Việt Nam) cùng cam kết sẽ ủng hộ ngày này bằng các nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững, nhằm đem lại hạnh phúc cho người dân.
Ngày Hạnh phúc được lấy từ ý tưởng của
Bhutan là quốc gia đã ghi nhận "uy thế" của hạnh phúc quốc gia hơn là thu nhập quốc gia từ những năm đầu thập niên 70 thế kỷ XX và nổi tiếng với việc thực thi mục tiêu tổng hạnh phúc quốc gia thay vì tổng sản phẩm quốc nội.
Đại diện quốc gia
Việc LHQ chọn ngày 20/3 là ngày Quốc tế Hạnh phúc còn vì đây là ngày đặc biệt trong năm, khi mặt trời nằm ngang đường xích đạo, nên ngày và đêm có độ bằng nhau- là biểu tượng cho sự cân bằng, hài hòa của vũ trụ.
Cũng là biểu tượng của sự cân bằng giữa âm và dương, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa ước mơ và hiện thực…
Bởi vậy ngày 20/3- ngày Quốc tế Hạnh phúc cũng truyền tải thông điệp rằng: cân bằng, hài hòa là một trong những chìa khóa để mang đến hạnh phúc.
Việt
Tại sao Việt
Việt
Thực tế, các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta về độc lập dân tộc, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, tiến hành công nghiệp hóa- hiện đại hóa, hội nhập quốc tế đều nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
Tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển an sinh xã hội, xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và hưởng ứng ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 do LHQ phát động, ngày 26/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2589/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 hàng năm” nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, tổ chức cá nhân, gia đình, toàn xã hội về ngày Quốc tế Hạnh phúc, từ đó có hành động cụ thể, thiết thực xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc của người Việt Nam; tăng cường sự tham gia, phối hợp giữa các cấp, ngành, các tầng lớp nhân dân và sự hợp tác giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đối với các hoạt động nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc.”
Hạnh phúc do chính mình và nó ở quanh ta!
Việt
Thực hiện mục tiêu này, cả hệ thống chính trị, theo chức năng nhiệm vụ của mình, được Đảng và Nhà nước giao, luôn ra sức hoàn thành nhiệm vụ vì hạnh phúc của nhân dân.
Chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, sự ra sức của hệ thống chính trị là điều kiện cơ bản cho mọi người, mọi gia đình… xây dựng hạnh phúc cho bản thân và gia đình mình. Đó là cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu hạnh phúc cho toàn dân.
Tỉnh chúng ta đã và đang triển khai thực cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và nếp sống văn minh nơi công cộng”.
Kết quả đạt được của cuộc vận động này thực chất là đem lại hạnh phúc cho từng người, từng nhà, từng khu dân cư và cho toàn xã hội. Thực hiện cuộc vận động này trong thời gian tới có hiệu quả cao hơn, nó sẽ là động lực quan trọng cho việc đem lại hạnh phúc cho cộng đồng chúng ta.
Tuy nhiên, hạnh phúc cho từng người, từng gia đình, chính bản thân từng người, từng gia đình là quyết định, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và sự giúp đỡ của cộng đồng chỉ có tính hỗ trợ và tạo điều kiện.
Hạnh phúc khi biết đồng cảm, sẻ chia. Ảnh minh họa: NGUYỄN LƯỢNG
Năm 2014 là năm đầu tiên Việt
Chúng ta hãy thực hiện với hành động thiết thực, cụ thể từng ngày, từng ngày bằng sự yêu thương chia sẻ với từng thành viên trong gia đình, trong dòng tộc, với xóm giềng,… Người người, nhà nhà đều hành động như vậy sẽ tạo nên môi trường sống với bao điều tốt đẹp, vui vẻ, thoải mái với tình yêu thương, phấn khởi…
Đó là động lực không nhỏ cho chúng ta trong cuộc sống cả vật chất lẫn tinh thần; đó cũng là sức mạnh cho chúng ta đủ năng lực trong lao động, trong sáng tạo… tạo ra những giá trị vật chất lẫn tinh thần, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của chúng ta.
Trong các mối quan hệ giữa người với người như bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp và các mối quan hệ xã hội khác… ở cơ quan, đường phố, công viên, trường học, bệnh viện, bến tàu… luôn thể hiện hành động yêu thương, chia sẻ, tôn trọng, giúp đỡ… thì nhất định hành động đó được mọi người trân trọng.
Đó là “đạo đức, là văn minh” phù hợp với truyền thống “Thương người như thể thương thân”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng…” của dân tộc ta; phù hợp với xã hội văn minh; phù hợp với mục tiêu chúng ta phấn đấu cho “ấm no và hạnh phúc” của mọi người, mọi nhà.
Hành động yêu thương và chia sẻ của chúng ta hôm nay còn có tác dụng giáo dục, noi gương cho con cháu chúng ta, cho thế hệ mai sau là cộng đồng người luôn biết yêu thương và chia sẻ. Đó vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ vừa là quyền lợi của mỗi người chúng ta.
Tuy nhiên, mỗi người chúng ta cũng nên thường xuyên suy gẫm những điều trái với “yêu thương và chia sẻ”. Có vậy, chúng ta mới vun đắp cho sự “yêu thương và chia sẻ” ngày càng rộng lớn, mọi người dù giàu hay nghèo, dù già hay trẻ, đều được sống trong “yêu thương và chia sẻ”.
Những biểu hiện hay hành động vô cảm đều làm tổn thương đến hạnh phúc, đến truyền thống yêu thương đùm bọc của dân tộc ta. Làm ngơ trước người bị nạn, người khốn khó, người cô đơn cơ nhỡ… là trái với lương tâm nhân đức của con người.
Không tôn trọng người khác, ức hiếp người khác, có lời khiếm nhã với người khác là không văn minh. Được cho mình mà hại hay thiệt cho người khác là vô lương tâm. Hẹp hòi, ích kỷ, bảo thủ là lạc hậu… Những biểu hiện và hành động đó, trái ngược với mong muốn của con người là vươn tới hạnh phúc.
Khi mọi người biết yêu thương và chia sẻ, nhất định chúng ta không ai xa lạ gì với hạnh phúc. Và khi ai ai cũng biết yêu thương và chia sẻ thì cộng đồng của chúng ta, xã hội chúng ta là một xã hội hạnh phúc, đáp ứng tôn chỉ mục đích của Đảng, Nhà nước ta và của dân tộc ta là công bằng, dân chủ, văn minh, ấm no và hạnh phúc. Hạnh phúc không ở đâu xa, nó luôn ở quanh ta. Mỗi người phải biết tạo ra nó và nắm lấy nó.
Năm 2014 là năm đầu tiên Việt
|
NGUYỄN LƯỢNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin