![](/file//e7837c027f6ecd14017ffa4e5f2a0e34/dataimages/201411/original/1076318_A10-a.jpg)
Trong lúc toàn quân, toàn dân ta đang vui mừng kỷ niệm 2 năm ngày Giải phóng miền Nam, hoàn toàn thống nhất đất nước, bè lũ phản bội Pol Pot- Ieng Sary đã cho quân nổ súng tấn công trên toàn tuyến biên giới Việt Nam- Campuchia, phá hoại truyền thống đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia.
Trong lúc toàn quân, toàn dân ta đang vui mừng kỷ niệm 2 năm ngày Giải phóng miền Nam, hoàn toàn thống nhất đất nước, bè lũ phản bội Pol Pot- Ieng Sary đã cho quân nổ súng tấn công trên toàn tuyến biên giới Việt Nam- Campuchia, phá hoại truyền thống đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia.
Hàng trăm binh lính Khmer đỏ bị quân ta bắt khi chúng xâm lấn biên giới, giết hại thường dân ở 2 huyện Bảy Núi và Tịnh Biên, tỉnh An Giang (19/1/1978).
Ông Đặng Văn Hoai (Tám Hoai)- Thiếu tá, nguyên Trung đoàn phó Trung đoàn 3, Sư đoàn 330 (E3- F 330), Quân khu 9- vẫn còn nhớ như in những tháng ngày dữ dội, cùng đơn vị chiến đấu bảo vệ từng tất đất biên cương, bảo vệ đồng bào khỏi nạn bị thảm sát:
Ngay trong đêm 30/4/1977, tập đoàn phản động Pol Pot- Ieng Sary đã bất ngờ cho quân tấn công trên toàn tuyến biên giới Tây Nam Tổ quốc ta.
Từ Long An đến Hà Tiên (An Giang), địch sử dụng 2 sư đoàn (F2, và F210) và các tiểu đoàn địa phương. Riêng địa bàn An Giang, địch sử dụng 7 tiểu đoàn đánh 17 xã dọc biên giới, chủ yếu thuộc huyện Bảy Núi. Đánh chiếm đến đâu, địch tàn sát dân ta đến đó. Chúng đã giết chết và làm bị thương 578 người dân vô tội, hãm hiếp hàng chục phụ nữ, đốt hơn 100 ngôi nhà và cướp 6.000 giạ lúa.
Trước hành động xâm lược của địch, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 đã ra lệnh các đơn vị vũ trang chuyển từ thời bình sang thời chiến, sẵn sàng cơ động chiến đấu, bảo vệ dân, bảo vệ Tổ quốc.
Ngay trong đêm 30/4/1977, F330 nhận lệnh sẵn sàng chờ lệnh cơ động chiến đấu. Chỉ 2 ngày sau, E1 đã cơ động về tới Vàm Cống, 1 tiểu đoàn hành quân trước lên Tịnh Biên và lần lượt E2 và E3 đến đóng quân dọc biên giới, cặp kinh Vĩnh Tế- Nhơn Hưng- An Phú- Nhà Bàng- thị trấn Tịnh Biên. Lúc này Ban Chỉ huy F330, gồm đồng chí Năm Thông là Sư đoàn trưởng, đồng chí Mười Tùng là Phó Chính ủy và đồng chí Hai Thuần là Chủ nhiệm chính trị.
Đầu tháng 6/1977, địch chuyển hướng đánh vào Hà Tiên (tuyến Đầm Chính- Hà Tiên dài 30km) tiến sâu vào đất liền của ta, áp sát Nhà máy xi măng Hà Tiên, Kiên Lương; chiếm Sa Kỳ, Thạch Động. Quân ta lúc này chỉ có lực lượng địa phương, cùng với E20 thuộc F4, vì quân mỏng, không đủ sức đánh bật chúng, địa bàn rộng nên cũng không giữ được.
Lập tức, Quân khu giao nhiệm vụ cho F330 tăng cường Trung đoàn thiết giáp, Tiểu đoàn pháo binh đánh phản công, giành lại khu vực địch lấn chiếm. E2 điều động 12 xe M113 đánh Đầm Chích thọc sâu qua biên giới 3km, còn E3 đánh sườn địch- Kiên Lương- Hà Tiên.
Sau 1 ngày chiến đấu, ta tiêu diệt toàn bộ địch quân, diệt 250 tên, thu 120 súng, 5 tấn đạn. Khôi phục lại toàn bộ tuyến biên giới từ Đầm Chích đến Hà Tiên.
Từ tháng 6- 12/1977, bọn chúng tổ chức nhiều cuộc xâm lấn từ Mộc Hóa đến Hà Tiên, nhằm khiêu khích ta với quy mô nhỏ, do bị ảnh hưởng bởi mùa mưa và nước lũ lên. Bọn chúng công khai cắt đứt quan hệ ngoại giao, đồng thời, ráo riết chuẩn bị tấn công ta vào mùa khô.
Chiến dịch 21 ngày đêm
Để giành thế chủ động trên chiến trường mùa khô, tháng 12/1977 Quân khu 9 mở chiến dịch phản công vào hậu phương của địch, sâu 20- 30km, nhằm đánh bại ý chí, hành động xâm lược của chúng, đẩy chiến tranh ra xa biên giới Tổ quốc ta.
F330 đảm nhiệm hướng chủ yếu của quân khu. E1 và E3 đánh phía Tây lộ 2, núi Thamdung, núi Som. Còn E2 đánh giồng Bà Ca- Bà Cò.
Do đánh giá đúng tình hình địch, hợp đồng chiến đấu, chỉ huy chặt chẽ, vận dụng chiến thuật vận động tiến công linh hoạt, ta đánh địch nhiều trận, từ núi Thamdung, núi Som, giồng Bà Ca- Bà Cò đến ngã tư Tà Lập- ngã ba Kizivong- quận Remin. Đập tan tuyến phòng thủ Kirivong, Remin, Takeo.
Trong đó, có 2 trận đánh tiêu biểu của ta. Đó là trận E3 đánh vào Kirivong ngày 21/12/1977. Tiêu diệt gọn D360- E14 của địch. Địch chết 180 tên. Ta hy sinh 1 đồng chí, bị thương 1 đồng chí. Trận thứ hai là trận đánh Basa của E1 vào ngày 28/12/1977. Ta diệt gọn D452, địch chết 146 tên, bắt sống 54 tên, thu 38 súng, 2 máy thông tin. Phía ta cũng hy sinh 6 và bị thương 25 đồng chí.
Chiến dịch 21 ngày đêm của F330 (14/12/1977- 6/1/1978) đã loại khỏi vòng chiến đấu 1.632 tên địch, bắt 55 tù binh, thu 303 súng tiểu liên, 2 pháo cao xạ 37 ly, 2 pháo 105 ly. Ngày 6/1/1978, toàn sư đoàn rút quân về nước.
Diễn biến trận Phú Cường
Ngày 15/1/1978, địch tập trung 4 tiểu đoàn bộ binh của E14- E15/ F2, vượt qua biên giới ta. Ý định của chúng là đánh chiếm toàn bộ khu vực Bảy Núi- An Giang. Nhưng E3 đã chặn đánh diệt gần 200 tên tại tuyến Cây Dương- Cống Đá. Chưa dừng lại, địch lại tăng cường thêm E102, F25, có xe tăng yểm trợ và pháo binh từ núi Som, Thamdung chi viện.
Đến ngày 18/1/1978, địch chiếm toàn bộ dãy núi Phú Cường (dài 4,5km, rộng 1,5km). Chúng bố trí nhiều tầng phòng thủ trên núi và dọc kinh Vĩnh Tế, đồng thời, gửi điện khiêu khích ta “đánh cho F330… 10 năm sau phải nể mặt”, “Dù cho mấy ngàn quân Việt Nam cũng không đặt chân đến Phú Cường này được”.
Sau khi nghiên cứu tình hình, Quân khu 9 tổ chức chỉ huy cuộc phản công, lên phương án tác chiến, quyết tâm tiêu diệt địch ở Phú Cường. F330 chủ công sử dụng 3 trung đoàn bộ binh tăng cường xe tăng và pháo binh. Quân đoàn 4 làm dự bị. Trực tiếp chỉ huy trận đánh là Tư lệnh Quân khu, đồng chí Nguyễn Chánh và đồng chí Nguyễn Thạnh- Chính ủy.
Sáng 19/1/1978, các trận địa pháo của ta đồng loạt bắn vào các mục tiêu núi Phú Cường và các chốt địch dọc kinh Vĩnh Tế. Sau 30 phút nả pháo, các mũi bộ binh có xe tăng yểm trợ mở đợt tấn công. Quân Pol Pot chống trả quyết liệt, giằng co.
Đến 18 giờ, quân ta hoàn toàn làm chủ trận địa, loại khỏi vòng chiến 1.215 tên địch, bắt 75 tên, diệt gọn 3 tiểu đoàn của E4- F2, diệt 2 tiểu đoàn tỉnh Takeo và gây thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn khác. Ta thu 348 súng, 6 máy thông tin, phá hủy 1 pháo 105 ly, 1 ĐKZ 75. Về phía ta, 34 đồng chí đã hy sinh, bị thương 146 đồng chí, cháy 1 xe PT 85.
Đây là trận đánh phối hợp quân binh chủng hợp thành quy mô cấp sư đoàn, đạt hiệu quả cao, gây được tiếng vang lớn.
Sau thất bại Phú Cường, đến tháng 4/1978, địch lại đưa quân sang đánh lấn sâu vào đất nước ta. Đêm 22/4/1978, địch đưa F2E và E13 Takeo đánh vào Lạc Quới, Ba Chúc- Tri Tôn, giết hại hơn 2.022 người dân Ba Chúc.
Do lực lượng ta mỏng, địch đông, nên địch chiếm giữ Ba Chúc và chỉ trong vòng 7 ngày, chúng đã sát hại 3.157 người dân vô tội.
Ngày 28/4/1978, F330 cho tăng xe tăng, pháo binh, cho quân luồn sâu vào núi Tượng. Sáng 30/4/1978, ta bắt đầu nổ súng tiến công, từ trên núi đánh xuống. Bị bất ngờ, địch chạy tán loạn. Chỉ sau 1 giờ, ta làm chủ toàn bộ Ba Chúc; diệt 265 tên địch, bắt sống 3 tên, thu 132 súng; giải phóng hơn 250 người dân còn sống sót, song 16 đồng chí của ta đã hy sinh, 88 đồng chí bị thương.
Mở rộng quy mô chiến tranh tiêu diệt chế độ Pol Pot, giải phóng Campuchia
Ngày 2/12/1978, Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia được thành lập. Trước hành động không còn tính người của chế độ Pol Pot- Ieng Sary, Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia đã khẩn thiết yêu cầu Việt Nam cứu giúp cả một dân tộc trước nguy cơ diệt chủng.
Do đó, Đảng, Nhà nước ta dù còn vô vàn khó khăn trước bao bộn bề lo khắc phục hậu quả sau chiến tranh nhưng không thể nào bỏ mặc nhân dân Campuchia. Một lần nữa Việt
Tình hình khẩn trương, Bộ Chính trị và Bộ Quốc phòng của ta chỉ thị mở chiến dịch mùa khô tiến công vào bọn Pol Pot- Ieng Sary trên đất nước Campuchia, giải phóng Phnom Phenh trước ngày 8/1/1979.
Cuối tháng 12/1978, F330 được lệnh sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới.
Trong 3 ngày, từ 1- 3/1/1979, F330 phá vỡ tuyến phòng thủ của địch trên địa bàn phân công và thọc sâu vào đất Campuchia, cách biên giới từ 5-10km.
Đến đêm 6 rạng sáng 7/1/1979, F330 nhận lệnh khẩn trương chuẩn bị đội hình, phát triển theo QL3, đánh chiếm sân bay Pochenton. Quân khu điều động hàng trăm xe quân sự và xe chở khách, từ Tịnh Biên sang, nối dài QL 2, sẵn sàng cơ động.
Thế là, vì nhân dân Campuchia, trong đội hình hành quân của F330, F3 mà đa số là con của các bà mẹ Vĩnh Long, Trà Vinh và Đồng Tháp với một tinh thần anh dũng, ngoan cường, trong tư thế như mùa xuân đại thắng 1975, sẵn sàng lao vào chiến đấu giải phóng Thủ đô Phnom Penh, cứu nhân dân Campuchia thoát họa diệt chủng.
Rạng sáng 7/1/1979, đội hình D7, E3 cùng 10 xe M113 mở đầu, hành quân cùng cả sư đoàn với các binh chủng tiến về Phnom Penh với đội hình dài hơn 15km. Ngày tàn của chế độ Pol Pot tàn bạo đã điểm. Một lần nữa, những người lính chúng tôi lại hành quân ra trận nhưng lần này vì nghĩa vụ quốc tế cao cả!
Trước hành động xâm lược của địch, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 đã ra lệnh các đơn vị vũ trang chuyển từ thời bình sang thời chiến, sẵn sàng cơ động chiến đấu, bảo vệ dân, bảo vệ Tổ quốc |
NGUYÊN CHƯƠNG
(Ghi theo lời kể của ông Đặng Văn Hoai)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin