![](/file//e7837c027f6ecd14017ffa4e5f2a0e34/dataimages/201411/original/1076347_A15-a-12.jpg)
Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL- Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo vào sáng 14/1/2014 nhằm đánh giá kết quả thực hiện đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long”.
Lao động nữ học nghề may công nghiệp.
Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL- Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo vào sáng 14/1/2014 nhằm đánh giá kết quả thực hiện đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long”.
Sau hơn 3 năm thực hiện Đề án 1956 của Chính phủ, Vĩnh Long được đánh giá là địa phương đi đầu trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT). Toàn tỉnh mở trên 1.000 lớp cho hơn 33.000 LĐNT học nghề, trong đó có trên 73% LĐ học nghề phi nông nghiệp và trên 80% LĐ có việc làm. Song, trong quá trình triển khai tỉnh vẫn còn khó khăn. Do vậy, giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nghề dựa trên cơ sở phân tích hiện trạng đào tạo nghề cho LĐNT tập trung 4 nội dung cơ sở vật chất, trang thiết bị; đội ngũ giáo viên dạy nghề và cán bộ quản lý đào tạo nghề cho LĐNT; người tham gia học nghề và giáo trình dạy nghề
cho LĐNT.
Tại hội thảo, các đại biểu còn đề xuất những vấn đề như cần tăng kinh phí mô hình dạy nghề nông nghiệp để LĐ vừa học lý thuyết lẫn thực hành; đơn giản thủ tục cho LĐ học nghề; tạo điều kiện để LĐNT tham gia nhiều lớp học nghề ngắn hạn hay chuyển đổi nghề để phù hợp với nhu cầu và nâng cao thu nhập.
Tin, ảnh: THÚY QUYÊN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin