![](/file//e7837c027f6ecd14017ffa4e5f2a0e34/dataimages/201411/original/1076324_85570.jpg)
Ngày 10/1/2013, Bộ Công thương hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ năm 2014. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tham dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
+ Xuất khẩu rau quả vào 22 nhóm hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD
Ngày 10/1/2013, Bộ Công thương hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ năm 2014. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tham dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Năm 2013, sản xuất công nghiệp (CN) có sự phục hồi. Nhất là CN chế biến, chế tạo, ước chỉ số sản xuất CN tăng khoảng 5,9%, chỉ số tiêu thụ tăng trên 9,2%. Tình hình hàng tồn kho, hàng ứ đọng trong doanh nghiệp chuyển biến tích cực, từ 21,5% giảm còn 10,2%.
![]() |
Thủ tướng đề nghị ngành công thương cần tạo thể chế, cơ chế thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân sản xuất kinh doanh |
Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 132,17 tỷ USD, tăng 15,4%. Lần đầu tiên rau quả đạt trên 1 tỷ USD. Cán cân thương mại năm 2013 tiếp tục xuất siêu, ước 863 triệu USD. Hội nhập kinh tế sôi động với các các hiệp định khu vực thương mại tự do (FTA), tăng cường hợp tác trong khối ASEAN, APEC, WTO.
Thực hiện kế hoạch năm 2014- 2015, ngành đề ra một số giải pháp chủ yếu: đảm bảo giữ vững cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu; bình ổn thị trường; quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với điện, than, xăng dầu, dịch vụ công.
Phát triển xuất khẩu một cách bền vững. Thực hiện tái cơ cấu sản xuất công nghiệp, tăng hàm lượng khoa học công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm; đẩy mạnh phát triển CN hỗ trợ và CN phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng biểu dương những kết quả tích cực của ngành công thương, đóng góp quan trọng vào phát triển của cả nước, đồng thời, đề nghị ngành công thương tập trung chỉ đạo quyết liệt một số nhiệm vụ. Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh, cần tập trung trọng tâm là tạo cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn.
Tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước. Mở rộng khai thác thị trường trong nước, tăng sức cạnh tranh thị trường ngoài nước. Đảm bảo cung cầu những mặt hàng thiết yếu cho nền kinh tế như điện, xăng dầu, than, chú ý công khai, minh bạch yếu tố hình thành giá. Quản lý thị trường, chống buôn lậu có hiệu quả. Thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, mà trọng tâm là thực hiện cổ phần hóa.
Tin, ảnh: TRẦN PHƯỚC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin