Ngày 2/12, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền đã trình dự thảo nghị định quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều 187 của Bộ luật Lao động về độ tuổi nghỉ hưu.
Ngày 2/12, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền đã trình dự thảo nghị định quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều 187 của Bộ luật Lao động về độ tuổi nghỉ hưu.
Theo đó, đối với người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đã nêu trong Nghị định 71 và bổ sung thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I, dược sĩ chuyên khoa I trở lên ở chuyên ngành phong, lao, tâm thần, giám định pháp y, HIV/AIDS... sẽ được nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn, nhưng không quá 60 tuổi đối với nữ và 65 tuổi đối với nam.
Về quy định tuổi nghỉ hưu cao hơn với người làm công tác quản lý, bên cạnh nữ cán bộ từ tương đương thứ trưởng trở lên, điểm mới của dự thảo nghị định là bổ sung thêm 2 nhóm nữ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý từ tương đương vụ trưởng trở lên và từ tương đương giám đốc sở trở lên.
Theo thống kê, hiện số người thuộc diện điều chỉnh là 539, gồm 180 cán bộ nữ cấp trung ương và tỉnh- thành; 78 vụ trưởng và cấp tương đương; 281 nữ giám đốc sở và tương đương.
Điều kiện để nghỉ hưu ở tuổi cao hơn là người lao động tự nguyện làm việc kéo dài và cơ quan, đơn vị sử dụng người lao động có nhu cầu (tuổi nghỉ hưu được kéo dài thêm không quá 5 năm).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, trong số 130 thứ trưởng của tất cả các bộ ngành hiện nay chỉ có 13 nữ. Đề xuất của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội được Thủ tướng và đa số thành viên Chính phủ ủng hộ.
PV
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin