
Ngày 17/9/2013, UBND tỉnh có buổi làm việc với Hiệp hội Cá tra Việt Nam, cùng Hiệp hội Thủy sản Vĩnh Long và các doanh nghiệp chế biến cá tra, hộ nuôi cá trên địa bàn tỉnh để nắm tình hình hoạt động của hiệp hội cũng như những thuận lợi, khó khăn quá trình sản xuất và chế biến ngành cá tra.
Chuỗi giá trị cá tra hiện nay chưa có sự liên kết để giảm bớt rủi ro.
Ngày 17/9/2013, UBND tỉnh có buổi làm việc với Hiệp hội Cá tra Việt Nam, cùng Hiệp hội Thủy sản Vĩnh Long và các doanh nghiệp chế biến cá tra, hộ nuôi cá trên địa bàn tỉnh để nắm tình hình hoạt động của hiệp hội cũng như những thuận lợi, khó khăn quá trình sản xuất và chế biến ngành cá tra.
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, 9 tháng đầu năm 2013 toàn tỉnh có 426,2ha mặt nước nuôi cá tra. Trong đó, diện tích đang nuôi 283,63ha, chưa thả 103,91ha, chuyển nuôi đối tượng khác là 6,96ha và treo ao 31,7ha. Sản lượng 9 tháng ước đạt 75.233,9 tấn, đạt 58% kế hoạch.
Toàn tỉnh có 102 cơ sở ương cá tra giống, đáp ứng khoảng 40% nhu cầu giống nuôi trong tỉnh, còn lại nhập từ An Giang và Đồng Tháp. Đánh giá của ngành nông nghiệp, tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra vẫn hết sức khó khăn, do khó tiếp cận vốn vay ngân hàng, chi phí sản xuất tăng, tiêu thụ bất ổn, chất lượng con giống khó kiểm soát…
Vì thế, ngành nông nghiệp cho rằng, cần gắn kết chặt chẽ và đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các khâu nuôi, thu mua, chế biến và xuất khẩu.
Với vai trò hiệp hội, ông Nguyễn Việt Thắng- Chủ tịch Hiệp hội, cho biết: Khó khăn của Vĩnh Long cũng là khó khăn chung hiện nay của ngành cá tra.
Vì thế, mục tiêu của hiệp hội là tập trung vào công tác quản lý quy hoạch, ổn định sản lượng nuôi và chế biến. Đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm gắn với xây dựng thương hiệu cá tra Việt
Hiệp hội sẽ tiếp thu các ý kiến để kiện toàn bộ máy hoạt động. Đồng thời, sớm xây dựng và hoàn thiện nghị định về quản lý sản xuất và xuất khẩu cá tra, trình Chính phủ phê duyệt nhằm đưa cá tra phát triển bền vững.
Tin, ảnh: TRẦN PHƯỚC - HOÀNG MINH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin