
Nghị định 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng chính thức có hiệu lực từ ngày 1/9/2013. Đây là nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 97 ra đời 6 năm trước. Phóng viên Báo Vĩnh Long có cuộc trao đổi ngắn với ông Nguyễn Tấn Dương- Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Vĩnh Long về những điểm mới của Nghị định
Nghị định 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng chính thức có hiệu lực từ ngày 1/9/2013. Đây là nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 97 ra đời 6 năm trước. Phóng viên Báo Vĩnh Long có cuộc trao đổi ngắn với ông Nguyễn Tấn Dương- Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Vĩnh Long về những điểm mới của Nghị định 72.
![]() |
* Thưa ông, điểm mới nhất của Nghị định 72 là gì?
- Đó là tăng cường và nâng cao các quy định về quản lý an toàn thông tin và an ninh thông tin. Trong đó, phân biệt rõ giữa an toàn thông tin và an ninh thông tin.
Trong Nghị định 97 trước đây không có nội dung này. Vấn đề an toàn, an ninh thông tin trên Internet rất quan trọng nhưng hiện còn thiếu hành lang pháp luật cho vấn đề an toàn an ninh thông tin và Nghị định 72 ra đời đã bổ sung một số nội dung về an toàn, an ninh thông tin.
Gồm những quy định về quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thông tin, an ninh thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an và các bộ ngành khác có liên quan, quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin công cộng trên mạng.
* Các hoạt động cung cấp, tìm kiếm, trao đổi, chia sẻ thông tin trên mạng, trang thông tin tổng hợp vẫn hoạt động?
- Nghị định không có câu chữ nào ngăn cấm người sử dụng mạng xã hội được chia sẻ, đăng tải lại tin tức. Tuy nhiên, các loại hình thông tin trên mạng như trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội,… được quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ người sử dụng.
Còn việc sao chép toàn bộ thông tin thời sự, hay nội dung các bài báo về trang cá nhân của mình, thậm chí một số còn không ghi rõ nguồn tin. Việc chia sẻ hình thức này cũng là vấn đề vi phạm về bản quyền nội dung, thông tin đang tồn tại hiện nay.
Do đó, Nghị định 72 sẽ quy định rõ vấn đề này nhằm tránh tình trạng vi phạm bản quyền, trong đó việc trích dẫn một đoạn hoặc viết lời bình luận rồi dẫn đường link để chỉ về trang gốc thì Nghị định 72 không cấm.
* Xử lý tình trạng giả mạo tổ chức, cá nhân phát tán thông tin sai sự thật hoặc giả mạo trang web sẽ được quy định như thế nào?
- Thực tế, trong thời gian qua, xuất hiện nhiều trang tin giả mạo, gây hiểu nhầm cho nhiều người sử dụng. Trang tin giả mạo cố tình làm nhiễu loạn thông tin, không chỉ làm tổn hại đến đơn vị mà còn chống phá chế độ và xâm hại lợi ích của đất nước, dân tộc Việt
Nghị định 72 đã quy định rất rõ việc cấm “Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Mọi hành vi giả mạo, mạo danh trên môi trường Internet tại Việt
Còn các trường hợp về hành vi mạo danh nhưng dữ liệu, máy chủ đặt ở nước ngoài thì các cơ quan chức năng của Việt Nam vẫn có thể phối hợp với các cơ quan chức năng tại các quốc gia có các máy chủ và tên miền đó để truy tìm ra thủ phạm, xem xét xử lý.
Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào mức độ vi phạm, dựa trên cơ sở hợp tác, điều ước quốc tế về phòng chống tội phạm mạng, sự phối hợp giữa các đơn vị cảnh sát quốc tế (Interpol), các tổ chức ứng cứu sự cố máy tính khẩn cấp (CERT). Nhưng còn có một số trường hợp bởi có những thách thức trong phối hợp đối với các quốc gia có sự khác biệt nhất định trong khuôn khổ pháp lý đối với việc quản lý hoạt động trên Internet.
Bên cạnh những quy định thì ý thức của chính bản thân và cộng đồng mạng Việt
* Sau một thời gian chờ cách thức quản lý games online hài hòa thì việc áp dụng nghị định này được quy định ra sao?
- Thời gian qua, do chờ đợi quy định nên xảy ra một số trường hợp ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường game.
Nghị định 72 ra đời đã quy định về thị trường hoạt động game và các nhà hoạt động cung cấp dịch vụ game, người chơi. Đây chính là biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc quản lý và phát triển hài hòa thị trường Internet, game.
Cụ thể, sẽ thông qua các biện pháp cấp phép, phê duyệt nội dung, kịch bản, đăng ký và thông báo cung cấp game theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ game phù hợp với các quy định hiện hành, cũng như bảo vệ quyền lợi của người chơi.
Quản lý các điểm cung cấp dịch vụ công cộng trên cơ sở quy định các điều kiện hoạt động, kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động. Và việc phân loại trò chơi theo phương thức cung cấp và sử dụng dịch vụ theo độ tuổi sẽ giúp cho người chơi chọn lựa phù hợp.
Bên cạnh đó, gia đình và nhà trường, cộng đồng nên có sự quan tâm, gần gũi với những người chơi game, nhất là trẻ em để tránh những tác động tiêu cực.
* Xin cảm ơn ông!
TẤN ANH (thực hiện)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin