Sáng 17/9/2013, Ban Văn hóa- Xã hội (HĐND tỉnh) tổ chức đoàn khảo sát 6 tháng cuối năm 2013 với chuyên đề đợt 1 về “tình hình thực hiện đầu tư cho công tác quản lý, bảo tồn, duy tu, phát huy các di tích lịch sử, văn hóa” tại huyện Vũng Liêm.
Sáng 17/9/2013, Ban Văn hóa- Xã hội (HĐND tỉnh) tổ chức đoàn khảo sát 6 tháng cuối năm 2013 với chuyên đề đợt 1 về “tình hình thực hiện đầu tư cho công tác quản lý, bảo tồn, duy tu, phát huy các di tích lịch sử, văn hóa” tại huyện Vũng Liêm.
Sau khi khảo sát tại chùa Hạnh Phúc Tăng (xã Trung Thành), đoàn đã có buổi làm việc với UBND huyện, Phòng Văn hóa- Thông tin huyện về bảo tồn các di tích lịch sử- văn hóa trên địa bàn huyện.
Đoàn đến khảo sát tại chùa Khmer Hạnh Phúc Tăng |
Hiện toàn huyện có 100 di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo. Trong đó, có 4 di tích lịch sử- văn hóa cấp tỉnh. Việc đầu tư ngân sách cho công tác bảo tồn tuy được quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu; việc sưu tầm lập hồ sơ, lý lịch di tích còn khó khăn do đa phần các nhân chứng lịch sử đã lớn tuổi, trí nhớ kém...
Dịp này, địa phương kiến nghị tỉnh có kế hoạch hỗ trợ cán bộ chuyên môn về lập hồ sơ, lý lịch khoa học đối với các di tích phổ thông; nhanh chóng xây dựng công trình bia chiến thắng Bắc Nước Xoáy (xã Tân An Luông); có kế hoạch khảo sát, bảo tồn khu mộ cổ của dòng họ bà Châu Thị Vĩnh Tế (xã Thanh Bình).
Đoàn làm việc với địa phương về vấn đề bảo tồn các di tích lịch sử- văn hóa |
Thượng tọa Sơn Ngọc Huynh- trụ trì chùa Hạnh Phúc Tăng kiến nghị: cần có đội văn nghệ- nghệ thuật Khmer tỉnh; có thêm chương trình phát thanh- truyền hình tiếng Khmer; tăng mức hỗ trợ cho các vận động viên đua ghe ngo; trang bị các thiết bị âm thanh, nhạc cụ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa- văn nghệ ngày càng tốt hơn.
Bà Hồ Huỳnh Tuyết Huệ- Trưởng Ban Văn hóa- Xã hội ghi nhận những kiến nghị của địa phương và sẽ tổng hợp các ý kiến xác đáng gửi đến các ngành chức năng để góp phần duy tu, bảo tồn, phát huy các di tích lịch sử- văn hóa và nâng cao đời sống văn hóa, vật chất, tinh thần của người dân.
Bà cũng đề nghị địa phương cần quan tâm hơn nữa công tác bảo tồn, duy tu các di tích xếp hạng, quan tâm hoàn chỉnh đầu tư di tích văn hóa- lịch sử cấp huyện, tham mưu kịp thời với UBND, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa chính quyền địa phương với ban quản lý di tích, ban quản trị chùa; kết hợp bảo tồn di tích gắn với khai thác du lịch; quan tâm công tác xã hội hóa.
Tin, ảnh: XUÂN TƯƠI
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin