Theo số liệu thống kê giai đoạn 2005- 2010, giá trị sản lượng của ngành nghề sản xuất gạch ngói Vĩnh Long chiếm 37,19% tổng giá trị sản lượng ngành nghề nông thôn của tỉnh và chiếm 56,88% giá trị sản lượng nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng, cho thấy nghề sản xuất gạch ngói là một trong những thế mạnh của tỉnh.
Theo số liệu thống kê giai đoạn 2005- 2010, giá trị sản lượng của ngành nghề sản xuất gạch ngói Vĩnh Long chiếm 37,19% tổng giá trị sản lượng ngành nghề nông thôn của tỉnh và chiếm 56,88% giá trị sản lượng nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng, cho thấy nghề sản xuất gạch ngói là một trong những thế mạnh của tỉnh.
Tính đến tháng 3/2013, tổng số cơ sở sản xuất gạch gốm của tỉnh là 1.113 cơ sở. Trong đó, số cơ sở sản xuất gạch giảm còn 1.064 cơ sở; sản xuất gốm giảm còn 49 cơ sở, số cơ sở đang hoạt động sản xuất là 699 cơ sở, ngưng hoạt động 414 cơ sở.
Khó khăn lớn hiện nay là công nghệ sản xuất gạch gốm lạc hậu, thủ công, cơ giới hóa chưa nhiều, tiêu hao nhiều nguyên, nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường. Doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất, đầu tư cải tiến quy trình công nghệ sản xuất gạch gốm.
Một số doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn vay mới do không còn tài sản thế chấp; chi phí đầu vào có xu hướng tăng, giá nguyên, nhiên liệu tăng, không ổn định; mẫu mã sản phẩm gốm còn đơn điệu và phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng; thị trường tiêu thụ còn bị động, chủ yếu xuất khẩu qua trung gian; trình độ quản lý, kinh doanh, tiếp thị của doanh nghiệp còn yếu kém, việc đàm phán và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh vẫn còn trong tiêu thụ gốm mỹ nghệ xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp, cơ sở đã tranh nhau giảm giá bán sản phẩm, gây xu hướng bất lợi cho doanh nghiệp sản xuất gốm. Bên cạnh đó tình trạng thiếu lao động vào mùa vụ sản xuất cũng là một khó khăn đối với ngành gạch gốm.
MINH DUY
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin