
Kỷ niệm 83 năm ngày Truyền thống của ngành (1/8/1930-1/8/2013), đồng chí Nguyễn Tuấn Kiệt- Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã dành cho phóng viên Báo Vĩnh Long cuộc trao đổi xoay quanh công tác tuyên giáo.
Kỷ niệm 83 năm ngày Truyền thống của ngành (1/8/1930-1/8/2013), đồng chí Nguyễn Tuấn Kiệt- Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã dành cho phóng viên Báo Vĩnh Long cuộc trao đổi xoay quanh công tác tuyên giáo.
![]() |
* Nhân ngày truyền thống ngành, đầu tiên xin gởi lời chúc sức khỏe đến đồng chí cùng những người đã và đang công tác trong ngành Tuyên giáo. Riêng đồng chí là người có thời gian dài gắn bó với ngành, đồng chí có thể chia sẻ điều tâm đắc cũng như trăn trở?
- Trước hết, xin cảm ơn phóng viên Báo Vĩnh Long đã gởi lời chúc tốt đẹp cũng như đã tạo điều kiện cho tôi- đại diện cho những người làm tuyên giáo- được trải lòng nhân ngày truyền thống của ngành.
Nói về công tác tuyên giáo, bản thân tôi có nhiều điều tâm đắc. Trước hết, cha tôi là cán bộ tuyên huấn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước và bây giờ tôi cũng làm công tác này, tức là đã nối nghiệp cha mình. Rồi khi tiếp xúc và thực hiện nhiệm vụ, tôi thấy mình được rất nhiều, không chỉ kiến thức, thông tin, giao lưu mà còn có tình cảm và sự quý mến.
Lúc bình thường, lúc mừng thành quả, người ta ít nhắc đến tuyên giáo; nhưng khi khó khăn, trắc trở, cần giải quyết về tư tưởng, người ta rất nhớ và luôn nhắc tới tuyên giáo. Đây là điều tôi rất tâm đắc.
Những điều trăn trở là tình hình phức tạp, khó khăn, nhưng chưa được đầu tư đúng mức, toàn diện… Là một ngành có từ rất lâu đời và có tính đặc thù cao, nhưng tầm vĩ mô chưa có kế hoạch, chiến lược phát triển một cách căn cơ, toàn diện.
* Tuyên giáo là cơ quan tham mưu, đồng thời là cơ quan tuyên truyền đưa chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng đến với nhân dân. Vậy, theo đồng chí, thời gian tới, làm thế nào để nâng cao hiệu quả “nói để mọi người nghe”?
- Trong rất nhiều năm, tôi luôn trăn trở và quyết tâm tìm mọi giải pháp để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành. Bác Hồ dạy, công việc thành hay bại đều do cán bộ mà ra. Đây là vấn đề cơ bản nhất, căn bản nhất và là cốt lõi của vấn đề. Tôi sẽ tiếp tục quan tâm nhiều đến nhiệm vụ này.
“Nói để mọi người nghe” là việc khó nên phải làm và phải làm tốt. Để làm được như vậy, cán bộ tuyên giáo trước hết phải liêm khiết, chính trực, uy tín, kiến thức phong phú, biết hy sinh vì mọi người, vì việc; đặc biệt, phải trung thành với Đảng, với lý tưởng đã chọn.
Cán bộ phải được lựa chọn, sàng lọc kỹ, được đào tạo một cách căn cơ, bài bản cả đức lẫn tài; phải ổn định, không nên điều động khỏi ngành khi không có nhu cầu bức xúc hoặc nhu cầu bắt buộc vì đào tạo được một cán bộ tuyên giáo giỏi rất công phu, cần rất nhiều thời gian. Nếu luân chuyển, nên ưu tiên luân chuyển trong ngành.
Song song đó, phải có sự đầu tư đúng mức về nhiều mặt, nhất là chế độ chính sách đối với cán bộ của ngành đặc thù.
* Cảm ơn đồng chí đã dành thời gian trao đổi với phóng viên!
HỒNG PHẤN (thực hiện)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin