Cuộc triển lãm đã đem đến cho người xem, cái nhìn khá trọn vẹn về chủ quyền “không thể chối cãi” của nước ta đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Khách tham quan chăm chú theo dõi từng tư liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam về Hoàng Sa và Trường Sa.
Cuộc triển lãm đã đem đến cho người xem, cái nhìn khá trọn vẹn về chủ quyền “không thể chối cãi” của nước ta đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Qua đó, công bố trước thế giới và nhân dân bằng chứng về chủ quyền đối với 2 quần đảo khơi dậy lòng yêu nước, luôn tiềm tàng trong lòng mỗi người dân Việt.
Chúng tôi thật sự bất ngờ khi bước vào khuôn viên Hội trường Thống Nhất. Từ sáng sớm, từng dãy xe đến từ các tỉnh, thành đã đậu kín khắp các lối đi. Hàng ngàn người, đủ các lứa tuổi, thành phần, họ đã đến với triển lãm bằng một sự háo hức, bằng nhiệt huyết, sự quan tâm lớn.
Và ai cũng muốn thể hiện điều đó cùng với mọi người. Một câu nói chân thành, một cử chỉ, hành động, tranh thủ ghi lại một tấm ảnh hay lặng lẽ ghi vào sổ cảm tưởng những câu chữ từ tận đáy lòng mình... Có lẽ đây là cuộc triển lãm có không khí lạ nhất, trong tất cả các cuộc triển lãm mà chúng tôi đã từng được tham dự.
Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam- những bằng chứng lịch sử”, diễn ra từ 22- 29/8 tại Hội trường Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh).
Chúng tôi đã theo dõi và trông chờ cách đây từ 2 tháng trước, khi các hiện vật quý giá này đã được trưng bày tại Hà Tĩnh (6/2013) và Hà Nội (7/2013).
200 bản đồ và tư liệu được trưng bày trong triển lãm lần này là một phần nhỏ các bằng chứng lịch sử, pháp lý thu thập được từ Việt Nam và các nước trên thế giới (trong đó có Trung Quốc), góp phần chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa trên biển Đông.
2 quần đảo vốn được tổ tiên người Việt bao đời và các nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ khai phá, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền quốc gia từ trước thế kỷ XVII và duy trì một cách liên tục, hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Những bản đồ, tư liệu trưng bày tại triển lãm này là bản sao thuộc sưu tập tư liệu của Bộ Ngoại giao- Ủy ban Biên giới Quốc gia và đề tài Font tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa- TP Đà Nẵng do Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế- xã hội Đà Nẵng, thực hiện trong các năm 2010- 2011 và sưu tập bản đồ do ông Trần Thắng- Việt kiều ở Hoa Kỳ hiến tặng cho Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế- xã hội Đà Nẵng trong năm 2012.
Những bản đồ, tư liệu này chứng tỏ từ rất lâu đời các nhà nước phong kiến và người dân Việt
Đặc biệt từ đầu thế kỷ XVII với việc thành lập đội Hoàng Sa, Chúa Nguyễn đã chính thức xác lập và thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo bằng việc cử người ra 2 quần đảo này khai thác hải vật, đo đạc thủy trình, cắm mốc chủ quyền và lập bản đồ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này và những vùng biển đảo khác trên biển Đông.
Việc Việt Nam khai phá và xác lập chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng được các nhà hàng hải, các nhà địa lý học, thương gia,... người phương Tây ghi nhận qua những tấm bản đồ xuất bản ở phương Tây từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Bản đồ phương Tây cũng đồng thời xác nhận lãnh thổ, lãnh hải của Trung Quốc không vượt quá đảo Hải
Bản sao một cột mốc chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa.
Trong khi đó, bản đồ Trung Quốc do chính nhà nước Trung Quốc xuất bản trước đây, cũng như bản đồ Trung Quốc vẽ theo quan niệm truyền thống, đều xác nhận Trung Quốc không có liên quan gì đến 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Và một số thư tịch bản đồ Trung Quốc đã trực tiếp hay gián tiếp xác nhận Hoàng Sa và Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) vốn thuộc chủ quyền lâu đời của Việt
Một cụ già về hưu, tuổi gần 70 tự mình chạy xe từ Gò Vấp xuống. Một bạn sinh viên thức đến khuya trên facebook, để kêu gọi các bạn mình sáng mai đến xem triển lãm.
Rất nhiều người cha, người mẹ đưa tất cả các con mình đến đây, để hiểu rõ hơn về chủ quyền Tổ quốc. Có những bà cụ được các cháu đưa đi. Những bạn trẻ đoàn viên thanh niên, những sinh viên trong ngày nhận bằng đại học. Có nhiều người vượt hàng trăm cây số để có mặt tại triển lãm... Sự quan tâm đó, chính là biểu hiện cụ thể nhất, sinh động nhất lòng yêu nước của mỗi công dân.
Những thiếu nhi cũng được cha mẹ đưa đến triển lãm, ươm thêm lòng yêu nước qua từng bản đồ, hiện vật. |
Khi mà một dân tộc, đã có quá nhiều tổn thương vì chiến tranh, thì dân tộc đó, hơn ai hết hiểu rõ và tôn trọng giá trị của hòa bình, độc lập, chủ quyền đất nước. Không run sợ trước mọi cường quyền, dân tộc đó cũng luôn biết đoàn kết bên nhau, tạo nên sức mạnh có thể làm- “chấn động thế giới”.
Lịch sử Việt
Mong mỏi sao, những cuộc triển lãm này không chỉ tổ chức ở các trung tâm, thành phố lớn mà cần phải được tổ chức ở khắp mọi miền đất nước. Về lâu dài, những tư liệu này cần được nhân bản, để hiện diện thường trực ở các bảo tàng địa phương, ở khắp các trường học trong cả nước.
Bài, ảnh: QUANG THUẦN- TUẤN ANH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin