
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp lần thứ 8 HĐND tỉnh khóa VIII, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thanh đã trả lời chất vấn của cử tri quanh vấn đề nâng cấp, mở rộng hệ thống cung cấp nước sạch; tiến độ thực hiện xây dựng Đường tỉnh (ĐT) 907, nâng cấp ĐT 902; lộ trình sử dụng gạch không nung trên địa bàn tỉnh…
Sẽ cho phép giữ lại các lò tròn cải tiến lò gạch thủ công thành “Lò nung gạch đốt trấu liên hoàn giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường” khi có ý kiến của Bộ Xây dựng.
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp lần thứ 8 HĐND tỉnh khóa VIII, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thanh đã trả lời chất vấn của cử tri quanh vấn đề nâng cấp, mở rộng hệ thống cung cấp nước sạch; tiến độ thực hiện xây dựng Đường tỉnh (ĐT) 907, nâng cấp ĐT 902; lộ trình sử dụng gạch không nung trên địa bàn tỉnh…
Đầu tư 61,7 tỷ đồng xây dựng 21 công trình cấp nước
Trả lời chất vấn của cử tri về kế hoạch xây dựng và nâng cấp, mở rộng hệ thống cung cấp nước sạch, ông Nguyễn Văn Thanh cho biết, nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu cung cấp và sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng phục vụ sinh hoạt cho người dân vùng sâu, vùng xa theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế và đạt tiêu chí về tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, ngày 5/12/2011, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2338/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch cấp nước sạch nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020.
Theo đó, sẽ xây dựng mới 43 hệ thống cấp nước và nâng cấp mở rộng 61 hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn, với tổng kinh phí trên 467 tỷ đồng.
Năm 2012, tỉnh đã đầu tư xây dựng 18 công trình cấp nước (đầu tư mới 5 công trình và nâng cấp, mở rộng 13 công trình), với tổng vốn đầu tư 42,5 tỷ đồng từ nguồn vốn xổ số kiến thiết.
Năm 2013, tỉnh đầu tư xây dựng 21 công trình cấp nước (xây dựng mới 4 công trình và nâng cấp, mở rộng 17 công trình), với tổng vốn đầu tư 61,7 tỷ đồng từ các nguồn vốn xổ số kiến thiết (35 tỷ đồng) và vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (26,7 tỷ đồng). Kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm 2013 đạt 72% so kế hoạch, giải ngân đạt 46% so kế hoạch.
Giai đoạn 2014- 2015, tỉnh đầu tư xây dựng 12 công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh, gồm: xây dựng mới hệ thống cấp nước xã Hiếu Nghĩa (Vũng Liêm); nâng cấp và mở rộng các trạm cấp nước: Chánh Hội 2, Tân Long 2 (Mang Thít), Mỹ Lộc 2 (Tam Bình), Hòa Bình 2, Hựu Thành, Lục Sĩ Thành, Phú Thành (Trà Ôn), Tân Thành, Tân Lược (Bình Tân), Hòa Phú 2, Tân Hạnh 2 (Long Hồ) với tổng mức đầu tư là 44,5 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước.
Tiến độ thực hiện xây dựng ĐT 907, nâng cấp ĐT 902
Dự án xây dựng ĐT 907 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1265/2002/QĐ-TTg, ngày 30/12/2002 với tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng (cả chi phí đền bù) từ nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương, được phân chia thành 14 gói thầu xây lắp do Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư.
Dự án được khởi công từ năm 2006, đến nay đã thi công cơ bản xong 2 gói thầu (đoạn qua các xã Trà Côn, Thới Hòa và Hựu Thành của huyện Trà Ôn); kinh phí cần tiếp tục thực hiện 12 gói thầu còn lại khoảng 750 tỷ đồng. Trong năm 2013, Trung ương không bố trí vốn cho dự án này.
Ngày 6/6/2013, UBND tỉnh có văn bản phân khai 75 tỷ đồng từ nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi theo Nghị quyết 02/2013/NQ-CP của Chính phủ để triển khai thực hiện tiếp các đoạn đang dở dang (đoạn qua xã Tân Mỹ thuộc Trà Ôn; đoạn qua 2 xã Trung Nghĩa và Trung Thành Đông thuộc Vũng Liêm). Hiện Sở Giao thông vận tải đang triển khai thực hiện.
Ngoài ra, UBND tỉnh cũng có văn bản đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục bổ sung 100 tỷ đồng từ nguồn vốn vay tín dụng này để thực hiện phần còn lại qua địa bàn huyện Vũng Liêm. Hiện đang chờ ý kiến chấp thuận của Bộ Tài chính.
UBND tỉnh cũng có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương cho phép điều chuyển nguồn vốn đầu tư có mục tiêu từ ngân sách trung ương của các công trình khác nhưng chưa giải ngân hết của năm 2012 (25 tỷ đồng) để tiếp tục thực hiện dự án này. Hiện nay đang chờ ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Thủ tướng Chính phủ.
Dự án cải tạo nâng cấp ĐT 902 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1450/QĐ-UBND ngày 11/6/2010 có chiều dài 21,185km (từ phà Đình Khao đến cầu Quới An) với tổng mức đầu tư 520,96 tỷ đồng, từ nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương, do Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, thời gian thực hiện từ năm 2010 đến năm 2014.
Năm 2012, tỉnh được Trung ương cấp 38 tỷ đồng, chủ đầu tư đã thực hiện đoạn từ cầu Cái Sơn Lớn đến cầu Cái Lóc dài 3km, đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Kế hoạch năm 2013, tỉnh đã đề nghị Trung ương bố trí 50 tỷ đồng để tiếp tục thực hiện nâng cấp mở rộng các đoạn còn lại nhưng chưa được chấp thuận.
Kết quả xử lý sạt lở cồn An Bình
Vụ sạt lở cồn An Bình diễn ra ngày 29/10/2012, tại ấp An Long, xã An Bình (đoạn giáp ranh với ấp Phú Thuận, xã Đồng Phú) có chiều dài hơn 200m, rộng gần 40m, làm vỡ 4 ao, chìm 23 bè cá của người dân.
Ngay sau khi sạt lở xảy ra, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành tạm dừng khai thác cát sông tại khu vực mỏ để xác định nguyên nhân sạt lở; đồng thời chỉ đạo UBND huyện Long Hồ, các ngành chức năng có liên quan hỗ trợ cho 8 hộ bị ảnh hưởng, mỗi hộ 6 triệu đồng; xem xét giãn nợ, tạo điều kiện ổn định cuộc sống và phục hồi sản xuất cho các hộ bị thiệt hại.
Mặt khác, UBND tỉnh đã thuê Viện Khoa học Thủy lợi Miền
Căn cứ kết quả thẩm định nguyên nhân sạt lở, tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng rà soát, xác định mức độ thiệt hại về thủy sản và tài sản của các hộ bị thiệt hại để làm cơ sở hòa giải. Tuy nhiên, các đơn vị khai thác cát không thỏa thuận được mức giá bồi hoàn với các hộ bị ảnh hưởng, nên các hộ dân đã khởi kiện ra tòa án để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Lộ trình sử dụng gạch không nung trên địa bàn tỉnh
Trong những năm qua, ngành sản xuất gạch, gốm là thế mạnh của tỉnh Vĩnh Long, không chỉ tạo công ăn việc làm cho người dân lao động nông thôn mà còn góp phần phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương.
Tính đến nay, toàn tỉnh có 1.082 cơ sở sản xuất gạch ngói với 2.284 lò và 45 cơ sở sản xuất gốm với 380 lò. Nhìn chung, lò sản xuất của các cơ sở sản xuất đều là lò thủ công (lò tròn), ngoài ra có 1 lò Tuynel và 4 lò vòng (lò Hoffman) sử dụng nhiên liệu trấu.
Việc chuyển đổi sang công nghệ sản xuất tiên tiến, sản xuất vật liệu xây không nung và xóa bỏ lò gạch thủ công trên địa bàn tỉnh đòi hỏi phải có lộ trình thích hợp, nguồn vốn ngân sách lớn để hỗ trợ chuyển đổi công nghệ, giải quyết việc làm hay chuyển đổi nghề (khi các cơ sở không đủ điều kiện chuyển đổi công nghệ).
Thực hiện Quyết định số 567 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành chức năng xây dựng đề án tổ chức lại ngành sản xuất gạch gốm tỉnh Vĩnh Long và xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 và lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Trước khi ban hành kế hoạch và điều kiện thực tế của địa phương, UBND tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Xây dựng xem xét, cho ý kiến đối với nội dung kế hoạch, cụ thể như sau: về lộ trình thực hiện hạn chế, xóa bỏ việc sản xuất gạch đất sét nung sử dụng lò thủ công trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung, thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 20- 25% vào năm 2015 và 30- 40% vào năm 2020.
Đến 2020, xóa bỏ hoàn toàn các lò thủ công truyền thống, công nghệ lạc hậu, thay thế bằng các lò cải tiến, đảm bảo môi trường theo quy chuẩn Việt
Giai đoạn từ 2012- 2015: Thực hiện việc tháo dỡ, xóa bỏ các lò thủ công thuộc cơ sở sản xuất tại khu vực thành phố, thị trấn, gồm 14 cơ sở (26 lò).
Giai đoạn từ 2016- 2020: Thực hiện việc tháo dỡ, xóa bỏ các lò thủ công thuộc cơ sở sản xuất ngoài cụm tuyến quy hoạch của tỉnh, gồm 261 cơ sở (459 lò).
Sau năm 2020: Tháo dỡ, xóa bỏ các lò thủ công thuộc cơ sở sản xuất trong cụm tuyến quy hoạch của tỉnh (kể cả các lò thuộc các cơ sở sản xuất gốm) nếu không thực hiện việc cải tạo công nghệ sản xuất đạt quy chuẩn Việt Nam (gồm 807 cơ sở sản xuất gạch, 1.799 lò tròn và 45 cơ sở sản xuất gốm, 380 lò tròn).
Về đề nghị cho phép giữ lại các lò tròn đã được cải tạo (đảm bảo vấn đề về môi trường theo Quy chuẩn Việt
UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Công thương phối hợp với Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh và Công ty TNHH Tân Mai nghiên cứu, thử nghiệm đề tài cải tiến lò gạch thủ công thành “Lò nung gạch đốt trấu liên hoàn giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường”, sử dụng trấu.
Ưu điểm của lò này là tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, thời gian, giảm ô nhiễm môi trường, chi phí xây dựng phù hợp... và đã được nghiệm thu đề tài cơ sở vào ngày 17/4/2013. UBND tỉnh sẽ chỉ đạo triển khai thực hiện ngay đề án và kế hoạch nêu trên khi có ý kiến của Bộ Xây dựng.
DUY UYÊN- THANH TÂM (ghi)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin