
Các đại biểu đều cho rằng cần thiết sửa đổi và ban hành trong kỳ họp thứ 5 để đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, khắc phục những tồn tại, hạn chế của luật hiện hành, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, bình đẳng để DN vượt qua khó khăn và phát triển sản xuất, kinh doanh.
Nhiều ĐB đồng tình bởi lộ trình giảm thuế suất phù hợp với chiến lược cải cách thuế, tạo điều kiện cho các DN tích lũy vốn hoạt động sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh.
Sáng ngày 29/5/2013, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
Các đại biểu đều cho rằng cần thiết sửa đổi và ban hành trong kỳ họp thứ 5 để đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, khắc phục những tồn tại, hạn chế của luật hiện hành, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, bình đẳng để DN vượt qua khó khăn và phát triển sản xuất, kinh doanh.
Cần có những giải pháp đột phá
Đánh giá chung về dự án luật đã đảm bảo được mục tiêu, phù hợp với chiến lược cải cách thuế đến 2020 và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, chưa có những giải pháp đột phá để có tác động lớn ngay sau khi ban hành luật.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang ở giai đoạn đỉnh điểm khó khăn, lượng DN phá sản tăng mạnh, chỉ số hàng tồn kho lớn, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐB) đã đề xuất những giải pháp đột phá như: giảm mạnh thuế suất thuế TNDN xuống mức 20%, bỏ quy định khống chế chi phí quảng cáo tiếp thị, mở rộng ưu đãi đầu tư vào các khu công nghiệp nhằm kịp thời giảm bớt khó khăn cho DN.
Các ĐB tham gia ý kiến về thu nhập chịu thuế, thu nhập được miễn thuế. Đa số đồng tình nhưng cũng có một số ý kiến cân nhắc việc miễn thuế đối với công ty mua bán nợ để xử lý nợ xấu ngân hàng.
Dự thảo Luật Thuế TNDN đề xuất mức thuế TNDN chung là 22% (hiện là 25%), đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là 20%. Từ 1/1/2016, thuế TNDN sẽ được áp dụng thống nhất là 20%.
ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) phấn khởi, đồng tình bởi lộ trình giảm thuế suất phù hợp với chiến lược cải cách thuế, góp phần tạo điều kiện cho các DN tích lũy vốn hoạt động sản xuất nâng cao tính cạnh tranh. Đẩy mạnh khuyến khích thu hút đầu tư và phát triển kinh doanh của DN.
ĐB Nguyễn Văn Bình (Hải Phòng) cho biết, kể từ khi Luật Thuế TNDN hiện hành quy định giảm thuế suất thuế TNDN từ mức 28% xuống 25% đã cho thấy, nguồn thu ngân sách từ sắc thuế này liên tục tăng cao.
Trong bối cảnh nền kinh tế đã đi đến đỉnh điểm khó khăn như hiện nay với số lượng DN phá sản tăng mạnh, lượng hàng tồn kho lớn, đề xuất của Chính phủ về việc giảm thuế suất thuế TNDN từ mức 25% xuống 22% chỉ là giải pháp tuần tự, trong khi đó, các DN lại cần những giải pháp mạnh mẽ hơn nữa.
ĐB cho rằng, việc giảm thuế đột phá sẽ giúp DN tháo gỡ khó khăn, giảm lượng hàng tồn kho, đồng thời phải bổ sung thêm những giải pháp giúp DN khoanh nợ, giãn nợ thì mới có hiệu quả nhằm giúp DN khôi phục kinh doanh.
Nhiều DN gặp khó cần có chính sách hỗ trợ về thuế. Ảnh: minh họa của VINH HIỂN
Còn ĐB Trương Văn Vỡ (Đồng Nai) cho rằng, thuế suất chính là linh hồn của luật. Do vậy xác định thuế suất phải phù hợp với tình hình kinh tế- xã hội, tương thích với thuế suất của các nước trong khu vực, nhất là khu vực ASEAN góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.
Từ đó, ông kiến nghị cân nhắc thuế suất phổ thông có phân biệt đối với DN vừa và nhỏ. Bởi vì thuế suất phổ thông chung từ 25% giảm xuống 22% trong khi DN vừa và nhỏ là 20% thì chưa phù hợp.
Bởi vì hiện nay tất cả các DN đều gặp khó khăn. Mặt khác, đây sẽ là bất bình đẳng giữa các DN trong cùng một lĩnh vực, cùng một ngành nghề trên cùng một địa bàn và dễ sơ hở trong việc lách luật, trốn thuế và tác dụng ngược sau khi sửa đổi Luật Thuế TNDN lần này.
Về lộ trình giảm thuế suất được thực hiện, ông đề nghị nên xem xét thực hiện sớm hơn thay vì 1/1/2016 để giúp DN tiếp cận chính sách hỗ trợ của Nhà nước, riêng DN vừa và nhỏ có thể được hỗ trợ từ 1/7/2013.
ĐB Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) đề nghị bổ sung trong điều kiện hiện nay đó là tất cả các sản phẩm nông sản chế biến dựa vào nguồn nguyên liệu trong nước là ưu đãi.
“Quan điểm của tôi là không kém gì công nghệ cao trong điều kiện Việt Nam hiện nay, đó là điều kiện tiên quyết để nâng giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp và vì nông dân chứ không vì các DN sản xuất. Đây là vấn đề quan điểm phát triển, tôi đề nghị Quốc hội quan tâm vấn đề này trong Khoản 7, Khoản 8, Điều 1. Nếu làm được như vậy chúng ta mới giải quyết được tình trạng mà ta thường nói, nông sản Việt
Báo chí cũng cần ưu đãi thuế
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN tập trung vào việc sửa đổi một số vấn đề như bổ sung chính sách ưu đãi thuế đối với một số lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn ưu đãi (ngoài các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi theo Luật Thuế TNDN hiện hành).
ĐB Hà Minh Huệ (Bình Thuận) đề nghị xem xét giảm thuế suất thuế TNDN cho các cơ quan báo nói, báo hình, báo điện tử đồng thời đẩy thời gian áp dụng ngay 1/7/2013 như với các trường hợp DN ưu tiên khác.
Ông lý giải hiện nay, các cơ quan báo chí đang gặp nhiều khó khăn, Chính phủ đã đề xuất hoạt động từ báo in và quảng cáo báo in được áp thuế suất thuế TNDN 10% trong thời hạn 15 năm nhưng trong Tờ trình của Chính phủ lại không áp dụng ưu đãi thuế với báo hình, báo nói, báo điện tử với lý do giảm thuế sẽ giảm thu nhập ngân sách.
Trên thực tế, thời gian vừa qua, hoạt động của nhiều cơ quan báo chí bị lỗ, phải lấy doanh thu từ quảng cáo (bị giới hạn về diện tích, khuôn khổ) để bù vào.
Báo cáo của Bộ Thông tin- Truyền thông mới đây cũng cho thấy, do DN làm ăn sa sút nguồn thu từ quảng cáo của các cơ quan báo chí năm 2012 giảm 80% so với năm 2011. Trong 67 cơ quan phát thanh, truyền hình, chỉ có 4 trung tâm lớn (Truyền hình Việt Nam, Truyền hình TP Hồ Chí Minh, truyền hình Hà Nội và truyền hình Vĩnh Long) có doanh thu tốt, có tiền nộp thuế TNDN, hơn 60 đài địa phương còn lại đang trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.
“Chúng tôi cũng thấy rằng thuế báo chí đóng góp cho ngân sách chưa nhiều, giảm thuế suất cho báo chí cũng không ảnh hưởng nhiều tới thu nhập ngân sách, tuy nhiên có giảm thu về kinh tế nhưng lợi ích chính trị do báo chí mang lại chắc chắn sẽ rất nhiều”- ông cho biết.
ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho rằng: Chi phí cho quảng cáo cũng là một khoản đầu tư chứ nó không vứt đi đâu, đầu tư cho dịch vụ quảng cáo, các DN quảng cáo ngày càng chuyên nghiệp hơn, vào những lĩnh vực đời sống xã hội mà các phương thức quảng cáo của các DN đầu tư, Nhà nước vẫn thu được thuế qua các hoạt động đó chứ nó không chạy đi đâu.
“…Tôi đề nghị Ban soạn thảo nên quan tâm đến một lộ trình một cách mạnh mẽ hơn để đạt được mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất là lợi ích của Nhà nước gắn chặt với lợi ích DN và nguồn thu bền vững của Nhà nước chính là làm sao tạo ra những hành lang pháp lý để thúc đẩy sự phát triển của chính DN”.
Dự kiến, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN sẽ được QH thông qua vào ngày 19-6 tới.
|
THÚY QUYÊN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin