Quốc hội thảo luận tổ về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

01:05, 27/05/2013

Đó là nội dung mà Quốc hội thảo luận tổ trong ngày 27/5/2013 tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII.

Đó là nội dung mà Quốc hội thảo luận tổ trong ngày 27/5/2013 tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII.

Đến ngày 30/4/2013, đã có hơn 26 triệu lượt ý kiến góp ý của nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (DTSĐHP) năm 1992.


-Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Vĩnh Long- Đặng Thị Ngọc Thịnh điều hành cuộc thảo luận tại tổ 11.


Nhìn chung các đại biểu tán thành với các nội dung cơ bản của Dự thảo do Ủy ban DTSĐHP công bố, đồng thời đại biểu cũng tham gia nhiều ý kiến tâm huyết, thẳng thắn và trách nhiệm cả về nội dung, kỹ thuật lập hiến đối với hầu hết các chương, điều của dự thảo.

Tại buổi thảo luận sáng, các đại biểu đề nghị tiếp tục giữ nguyên tên nước là “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” nhằm tiếp tục khẳng định mục tiêu, con đường xây dựng và phát triển đất nước lên chủ nghĩa xã hội, bảo đảm tính ổn định.

Đồng thời, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, tán thành bổ sung quy định Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.

Đa số các đại biểu lựa chọn phương án 1 ở các Điều 10; Điều 79; Điều 120; Điều 54; Điều 115.

Đồng thời, các đại biểu ở đoàn Vĩnh Long cũng có những ý kiến như không nên bỏ Điều 10 về nội dung Công đoàn của Hiến pháp năm 1992; việc thu hồi đất của người dân cần được công khai minh bạch về những dự án và phải có bồi thường hợp lý cho người dân; về tổ chức hội đồng hiến pháp, nếu tổ chức thì phải quy định rõ chức năng, nhiệm vụ; cần phải ghi rõ trong Hiến pháp phải thực hiện chính sách ưu đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ để đảm bảo khoa học công nghệ thật sự là quốc sách hàng đầu, là động lực để phát triển đất nước;…

Chiều nay, Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận tổ về vấn đề này.

Tin, ảnh: THÚY QUYÊN

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh