Nhiều bạn đọc khi chọn văn học dịch, một trong những tiêu chí đầu tiên là chọn... dịch giả. Bởi thế giới văn học rất bao la, có rất nhiều tác giả ta chưa một lần biết, vậy thì- không gì hơn là dựa vào người dịch. Bởi thông thường, mỗi dịch giả đều có “gu” riêng mình và với những dịch giả tên tuổi thì không bao giờ dịch những loại sách… tùm lum tà la.
Nhiều bạn đọc khi chọn văn học dịch, một trong những tiêu chí đầu tiên là chọn... dịch giả. Bởi thế giới văn học rất bao la, có rất nhiều tác giả ta chưa một lần biết, vậy thì- không gì hơn là dựa vào người dịch. Bởi thông thường, mỗi dịch giả đều có “gu” riêng mình và với những dịch giả tên tuổi thì không bao giờ dịch những loại sách… tùm lum tà la.
Vậy nên, đứng trước hàng đống bản dịch “Cuốn theo chiều gió”, người đọc vẫn cố đi tìm một bản dịch của Dương Tường xưa cũ. Cũng như hàng chục bản dịch “Hoàng tử bé”, bản dịch của nhà thơ Bùi Giáng vẫn lung linh một giọng điệu riêng mình. Đọc văn học Nga thì tìm dịch giả Cao Xuân Hạo là hoàn toàn yên tâm.
Nay vậy, xưa cũng thế thôi, một bài thơ Đường Trung Quốc có rất nhiều bản dịch, của Ngô Tất Tố hay Tản Đà.v.v… Tản Đà cũng được xem là người dịch thơ Đường ra ngôn ngữ Việt hay nhất. Ngay với các tác phẩm trong nước viết bằng Hán văn, cũng thường có nhiều người dịch như “Bài thơ thần” của Lý Thường Kiệt hoặc “Hịch Tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo, và bản dịch được cho là tốt nhất sẽ đưa vào sách giáo khoa.
Đọc văn học qua bản dịch là chuyện đương nhiên, một người không thể nào thông thạo vài trăm ngoại ngữ để có thể đọc tất cả nguyên bản. Tuy vậy, gần đây, báo chí đã xôn xao lên tiếng chuyện dịch sách sai hoặc ẩu, bất ngờ đến mức buồn cười.
Với những người đọc sách như chúng tôi, chỉ xin các dịch giả đừng xem bản dịch là “cơm mớm” là “đã ngào trộn với nước bọt của người dịch” như cách nói của nhà văn Lý Lan- người dịch rất thành công bộ “Harry Potter”; mà hãy xem mỗi bản dịch là một đứa con tinh thần muốn gửi gắm đến người đọc. Biết rằng bản dịch đã thông qua ngôn ngữ, cảm thụ, hiểu biết của dịch giả, nên tất nhiên, bản dịch cũng mang “tầm” dịch giả.
Chuyện sai sót trong dịch thuật là không thể nào tránh khỏi, song, khi đời sống đọc sách hiện nay đang ngày càng bớt đi người yêu sách, thì các dịch giả, nhất là những người đã được tin tưởng, không nên dịch kiểu “bố mất vì... ung thư tử cung” (*)
(*) Quyển “Hạt cơ bản”- Michel Houellebeccq. Người dịch: Cao Việt Dũng. Nxb: Nhã
PHƯƠNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin