Việc bổ sung quy định khuyến khích các hình thức hòa giải theo hướng phát huy xã hội hóa, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở là một trong những ý kiến đồng tình của đại biểu Quốc hội (ĐB) tại buổi thảo luận về một số nội dung của dự thảo Luật Hòa giải ở cơ sở vào sáng nay (31/5/2013).
Việc bổ sung quy định khuyến khích các hình thức hòa giải theo hướng phát huy xã hội hóa, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở là một trong những ý kiến đồng tình của đại biểu Quốc hội (ĐB) tại buổi thảo luận về một số nội dung của dự thảo Luật Hòa giải ở cơ sở vào sáng nay (31/5/2013).
Đồng thời, các quy định về chính sách của Nhà nước đối với hoạt động hòa giải thích hợp khác của nhân dân, khuyến khích các bên giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng hình thức hòa giải ở cơ sở và các hình thức hòa giải thích hợp khác; khuyến khích người có uy tín trong gia đình, dòng họ, trong cộng đồng dân cư tham gia hòa giải ở cơ sở cũng được ĐB đồng tình.
ĐB thể hiện sự quan tâm nhiều nhất đến phạm vi hòa giải ở cơ sở, trong đó đề nghị cần quy định rõ khái niệm như thế nào là tranh chấp nhỏ; bổ sung thêm các trường hợp thuộc phạm vi hòa giải cơ sở để đảm bảo tính khả thi và phù hợp với điều kiện của từng địa phương; đề nghị quy định rõ tiêu chuẩn, quy trình bầu hòa giải viên, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức pháp luật, hỗ trợ về kinh phí cho hòa giải viên, tổ hòa giải hoạt động.
Đồng thời, đề nghị cần có quy định nhà nước đảm bảo kinh phí, quy định mức chi cho mỗi cuộc hòa giải thành hoặc không thành;…
Sau khi chỉnh lý, dự thảo Luật Hòa giải có 5 chương, 33 điều, quy định về nguyên tắc, chính sách hòa giải ở cơ sở, hòa giải viên, tổ hòa giải; hoạt động hòa giải ở cơ sở; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong công tác hòa giải ở cơ sở.
THÚY QUYÊN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin