Ngày 3/5/2013, tại UBND xã An Bình (Long Hồ) đã diễn ra buổi họp hòa giải giữa những hộ nuôi cá bị ảnh hưởng do vụ sạt lở bờ sông Tiền ngày 29/10/2013 tại ấp An Long (An Bình- Long Hồ) và đại diện Công ty CP Vật liệu xây dựng Vĩnh Long.
+ Xác định nguyên nhân chính gây sạt lở
Ngày 3/5/2013, tại UBND xã An Bình (Long Hồ) đã diễn ra buổi họp hòa giải giữa những hộ nuôi cá bị ảnh hưởng do vụ sạt lở bờ sông Tiền ngày 29/10/2013 tại ấp An Long (An Bình- Long Hồ) và đại diện Công ty CP Vật liệu xây dựng Vĩnh Long.
Buổi hòa giải giữa các hộ dân thiệt hại và Công ty CP Vật liệu xây dựng Vĩnh Long.
|
Tại đây, 5 hộ nuôi cá đã đưa ra yêu cầu mức bồi thường là 3.197.563.000đ. Trong khi đó, đại diện Công ty CP Vật liệu xây dựng Vĩnh Long- ông Lê Văn Lượm- Phó Tổng giám đốc- chỉ chấp nhận bồi thường 600 triệu đồng.
Do chưa có sự thống nhất về mức bồi thường nên cuộc hòa giải đã không thành. Và sự việc được cơ quan hòa giải đề nghị những hộ nuôi cá có đơn gửi đến tòa án để giải quyết theo đúng trình tự pháp lý.
Theo Thông báo số 229 vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Long công bố ngày 2/5/2013, kết luận về nguyên nhân gây sạt lở bờ sông Tiền ngày 29/10/2012 tại ấp An Long (An Bình- Long Hồ) như sau: Địa chất bờ sông khá yếu, vật liệu cấu tạo bờ có chỉ tiêu cơ lý thấp; lớp trên của bờ có chiều dày trung bình khoảng 6m, là lớp bùn á sét, mái dốc tự nhiên của lớp bờ trung bình m<3. Do đó, đây là lớp đất rất dễ bị sụp đổ khi có ngoại lực tác động. Phía dưới lớp này là lớp cát mịn có kết cấu chặt vừa có sức chịu tải tốt hơn, nhưng lại dễ bị xói lở do vận tốc chống xói nhỏ.
Trong khi đó, trên thực tế đợt sạt lở ngày 29/10/2012 có cung trượt lớn và sâu, phạm vi sạt theo chiều ngang vào bờ khoảng 40m, với chiều sâu khoảng hơn 10m.
Do đó, đợt sạt lở này là do sự hạ thấp cục bộ của lòng dẫn, khiến cho khối đất phần chân mái bờ có tác dụng chống trượt bị mất đi, gây ra sạt lở.
Căn cứ vào tài liệu khảo sát địa hình các năm 2009, 2011, 2012, tài liệu quy hoạch khai thác cát và đánh giá tác động môi trường cho thấy, chiều sâu khai thác cát trung bình hàng năm chỉ là 0,57m, chiều dày khai thác cho phép là từ 0,5- 3,5m, trong khi tại vị trí cách bờ 200m là vị trí bắt đầu được khai thác cát địa hình lòng sông đã bị hạ thấp 3m từ năm 2009- 2011 và hạ thấp 8,55m từ năm 2009- 2012.
Như vậy, do sự hạ thấp cục bộ của lòng sông dẫn là kết quả của hoạt động khai thác cát.
Ngoài các nguyên nhân chính nêu trên, các nhân tố ảnh hưởng khác có thể kể đến như: đắp bờ bao, mực nước khi triều xuống, tác động của sóng tàu thuyền là những nhân tố góp phần làm suy giảm đến độ ổn định của mái bờ sông, nhưng không phải là nguyên nhân chính.
Tin, ảnh: LÝ AN- LÊ SƠN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin