Sáng 23/5/2013, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý cũng đã trình bày báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật về vấn đề này.
Sáng 23/5/2013, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý cũng đã trình bày báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật về vấn đề này.
Tờ trình nêu rõ: sau 5 năm thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được, một số quy định trong Luật Cư trú đã bộc lộ những bất cập cần được sửa đổi, bổ sung để bảo đảm điều kiện thuận lợi hơn nữa cho công dân thực hiện quyền về tự do cư trú; đồng thời tăng cường quản lý nhà nước, góp phần giữ vững an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới. Nội dung sửa đổi, bổ sung bao gồm các quy định về hành vi bị nghiêm cấm; điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương; về thay đổi nơi đăng ký thường trú trong trường hợp chuyển chỗ ở hợp pháp; về đăng ký tạm trú; lưu trú và thông báo lưu trú.
Tại Dự thảo Luật Cư trú, điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương đã được siết chặt hơn với các điều kiện: Có chỗ ở hợp pháp: trường hợp đăng ký thường trú vào quận của thành phố trực thuộc Trung ương phải có thời gian tạm trú liên tục tại thành phố đó từ 2 năm trở lên.
Đối với trường hợp đăng ký vào huyện, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú liên tục tại thành phố đó từ 1 năm trở lên.
Ủy ban Pháp luật cũng tán thành việc bổ sung một số trường hợp được đăng ký thường trú. Theo đó, cho phép đăng ký thường trú đối với người độc thân về sống với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột; ông, bà nội, ngoại về ở với cháu ruột khi được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu. Thời hạn làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú khi thay đổi chỗ ở hợp pháp giảm từ 24 tháng xuống còn 12 tháng...
Thẩm tra tờ trình dự án luật của Chính phủ, Ủy ban Pháp luật tán thành sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú trong Tờ trình của Chính phủ nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong Luật Cư trú hiện hành và tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về dân cư, nhất là ở khu vực nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương.
Song, một số ý kiến còn băn khoăn cho rằng các nội dung này chưa thực sự bao quát toàn diện các vấn đề trong công tác quản lý cư trú, chưa tương xứng với yêu cầu, mục đích, quan điểm đã nêu trong tờ trình.
Chiều mai, 24/5, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú.
Phóng viên Báo Vĩnh Long có cuộc trao đổi với 2 đại biểu Quốc hội xoay quanh dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú:
Đại biểu Nguyễn Thanh Bình (đơn vị tỉnh Vĩnh Long): Trẻ thành niên có nhu cầu được đăng ký sống thường trú với người thân
Trong Luật Cư trú hiện nay, theo dự thảo luật có bổ sung trường hợp những người sống độc thân được đăng ký thường trú khi có nguyện vọng về ở với ông bà, ba mẹ, cô dì, anh chị… Tôi đồng tình bổ sung trường hợp này, song nên bổ sung thêm một trường hợp nữa trẻ chưa thành niên khi có cha mẹ ly hôn; hay kết hôn với người khác có nhu cầu được về đăng ký sống thường trú với người thân. Tôi cho rằng nếu bổ sung trường hợp độc thân thì dễ bị hiểu nhầm bởi đối tượng kết hôn thì nam 20 tuổi, nữ 18 tuổi trở lên nhưng đối tượng trẻ em vị thành niên thì cần nêu rõ hơn để luật được phù hợp và mở rộng hơn. Trong dự thảo luật, nên có quy định thêm về các điều kiện được đăng ký thường trú như về diện tích chỗ ở đối với các thành phố trực thuộc Trung ương do HĐND quy định. Tôi thấy, cũng cần cân nhắc diện tích chỗ ở tối thiểu để tạo điều kiện cho mỗi công dân có quyền cư trú theo luật pháp quy định.
Đại biểu Huỳnh Thế Kỳ (đơn vị tỉnh Ninh Thuận): Tôi quan tâm đến những điều cấm
Quyền tự do cư trú là một trong những quyền tự do cơ bản của công dân đã được quy định ở Điều 68 của Hiến pháp năm 1992 và cũng tiếp tục được khẳng định trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này. Sau 5 năm thực hiện, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, một số quy định của luật này cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, vướng mắc cần được sửa đổi, bổ sung để đưa vào luật. |
THÚY QUYÊN (thực hiện)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin