Nhiều người đã đặt vấn đề, tại sao dịch cúm gia cầm cứ “đến hẹn lại lên” dù Nhà nước đặc biệt quan tâm phòng chống và phòng chống… từ xa. Chẳng phải từ khi những ổ dịch đầu tiên xảy ra ở Tây Ninh, Khánh Hòa, Bình Định,… đã có chỉ đạo xiết chặt quản lý không cho dịch lây lan đó sao? Thế nhưng, đây đó cúm gia cầm vẫn “len lỏi” và bùng phát…
Nhiều người đã đặt vấn đề, tại sao dịch cúm gia cầm cứ “đến hẹn lại lên” dù Nhà nước đặc biệt quan tâm phòng chống và phòng chống… từ xa. Chẳng phải từ khi những ổ dịch đầu tiên xảy ra ở Tây Ninh, Khánh Hòa, Bình Định,… đã có chỉ đạo xiết chặt quản lý không cho dịch lây lan đó sao? Thế nhưng, đây đó cúm gia cầm vẫn “len lỏi” và bùng phát…
Nguyên nhân chính là từ sự thiếu hiểu biết, thiếu trách nhiệm với cộng đồng. Tình trạng “tiếc của” đối với một bộ phận trong cộng đồng vẫn còn. Gà vịt bệnh thì đem làm thịt ăn cho khỏi… phí. Gà vịt bệnh thì đem bán đổ bán tháo cho “lái” hoặc mang ra chợ quê (khỏi qua kiểm dịch) để gỡ gạc vốn.
Gà vịt chết thì cách xử lý nhanh nhất, gọn nhất là lén lén… thảy sông cho trôi đi (ai biết mình quăng xuống sông mà sợ (!?))… Xin chứng minh: Trong tháng 3/2013, tuy Đồng Tháp chưa xảy ra dịch cúm A/H5N1, nhưng qua kiểm tra 72 mẫu xét nghiệm gia cầm tại các chợ, ngành chức năng đã phát hiện 24 mẫu dương tính với virus cúm A/H5N1, chiếm tỷ lệ 33,3%.
Cũng vì vậy mà con virus cúm mặc nhiên “luân chuyển” từ vùng này sang vùng khác, địa phương này sang địa phương khác. Trong khi loài thủy cầm và một số loài chim di trú có mang virus cúm trong cơ thể nhưng không thể hiện bệnh và virus có thể tồn tại trong phân chim ít nhất 35 ngày ở 4ºC, 6 ngày ở 37ºC.
Đánh giá về lo ngại mối nguy dịch cúm A/H1N1 bùng phát mạnh trở lại, các nhà khoa học cảnh báo, theo lịch sử của các đại dịch cúm đã từng xảy ra thì một đợt đại dịch khởi phát thường là các đợt cúm lẻ tẻ, bệnh nhẹ rồi có thêm nhiều chùm ca bệnh với số lượng bệnh nhân tăng cao. Sau đó, dịch mới bùng phát mạnh với tỷ lệ tử vong cao.
Việc trở lại của các chùm ca nhiễm cúm A/H1N1, trong đó nhiều người bệnh nặng, cho thấy không loại trừ xuất hiện một làn sóng mới của đại dịch này. Vì vậy, từ bây giờ phải “trị” cho được căn bệnh “thiếu trách nhiệm” nói trên.
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin