
Ngày 30/4 cách đây 38 năm đã đi vào lịch sử bằng Đại thắng mùa Xuân 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi. Miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước. Mở ra một kỷ nguyên mới, một thời đại mới cho Tổ quốc.
Ngày 30/4 cách đây 38 năm đã đi vào lịch sử bằng Đại thắng mùa Xuân 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi. Miền
Nét tươi mới của TP Vĩnh Long hôm nay. Ảnh: VINH HIỂN
Bước vào kiến quốc
Đất nước thống nhất, bước vào xây dựng trong bối cảnh “hậu chiến tranh” bị tàn phá nặng nề.
Lúc này, ở miền Bắc, do bị chiến tranh nên “quá trình tiến lên sản xuất lớn bị chậm lại vài ba kế hoạch 5 năm”. Vì vậy, kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu, cơ chế quản lý nặng về tập trung quan liêu bao cấp.
Trong khi đó, ở miền Nam, dù có nền công nghiệp, nông nghiệp phát triển hơn, nhưng vì dựa vào viện trợ bên ngoài, nên khi cắt đứt viện trợ, lập tức rơi vào khủng hoảng. Đó là chưa kể đến những vùng đất còn bỏ hoang, bị hủy diệt bởi chất độc hóa học.
Để khôi phục lại kinh tế, chỉ sau một thời gian ngắn, chính quyền cách mạng đã tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất hoạt động trở lại. Nông nghiệp cũng khôi phục và bước đầu phát triển. Các hoạt động văn hóa lành mạnh phổ biến khắp nơi, bài trừ mê tín dị đoan.
Ngày 25/4/1976, cả nước với hơn 23 triệu cử tri tham gia Tổng tuyển cử bầu đại biểu Quốc hội khóa VI. Và Quốc hội họp kỳ đầu tiên tại Hà Nội đã thống nhất quyết định đặt tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam- đánh dấu một chặng đường mới trong lịch sử dân tộc.
Đây cũng là chặng đường đầu tiên trong kế hoạch 5 năm (1976-1980) của cả nước. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã quyết định phương hướng, vừa phải khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh vừa phải tổ chức lại nền kinh tế, xây dựng một bước nền sản xuất lớn XHCN, đặt nền móng cho sự nghiệp công nghiệp hóa nước nhà.
Trên cơ sở đó, tiến hành củng cố quan hệ sản xuất XHCN ở miền Bắc, cải tạo XHCN ở miền
Cụ thể, khai hoang 700.000ha, phục hóa 500.000ha ruộng đất. Diện tích trồng cây hàng năm tăng lên 2 triệu ha, rừng tăng 580.000ha. 18.000 chiếc máy cày, máy kéo đưa vào đồng ruộng thay cho trâu bò và sức người, đạt 25% diện tích gieo trồng.
Văn hóa, giáo dục, y tế, cũng được đặc biệt quan tâm. Phong trào bình dân học vụ về khắp miền
Khuôn mặt người ai cũng đẹp như hoa. Ảnh: Phương
Kết thúc kế hoạch 5 năm 1976- 1980, cả nước đã đạt được những thành tựu quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa. Đồng thời, còn anh dũng chiến đấu chống lại 2 cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam và phía Bắc, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc và hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ quốc tế với nhân dân Campuchia.
Đi qua khó khăn
Song, theo đánh giá, những thành tựu về kinh tế giai đoạn này còn thấp so với yêu cầu, thậm chí có những điểm không phù hợp phát triển của nền kinh tế. Cụ thể, khu vực kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể làm ăn kém hiệu quả. Riêng ở miền
Từ những hạn chế đó, trong những năm đầu, nền kinh tế còn đạt được tốc độ tăng trưởng, nhưng từ năm 1979, tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân đều giảm. Năm 1980, kết thúc kế hoạch 5 năm nhưng tất cả 15 chỉ tiêu chủ yếu đều không đạt kế hoạch, thậm chí một số sản phẩm công- nông nghiệp quan trọng và thu nhập bình quân đầu người không giữ được mức của năm 1976.
Những sai lầm trong lưu thông phân phối, thị trường tài chính, tiền tệ không ổn định dẫn đến lạm phát diễn ra nghiêm trọng. Đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.
Nhắc lại thời kỳ này, ông Hồ Minh Mẫn- nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cho rằng: “Đúng là có một khoảng thời gian sai lầm. Như kéo dài quá lâu tình trạng bao cấp. Từ năm 1984 kéo dài đến 1990, lạm phát lên tới 700- 800%, tín dụng lãi rất cao. Rồi tình trạng “mua như cho, bán như giựt” đẻ ra cửa quyền”.
Chú Tư Sa ở Phường 5 (TP Vĩnh Long)- từng giữ chức vụ trưởng phó đầu ngành tỉnh, cũng cho rằng: Một trong những sai lầm lớn nhất thời kỳ đó là việc cải tạo công thương và ngăn sông cấm chợ.
Chú nửa vui, nửa buồn nhắc lại chuyện cũ: “Tôi ở quê, đem 10kg đường cho đứa em gái ở TP Hồ Chí Minh sắp làm đám cưới mà cũng phải ra xã xin giấy giới thiệu. Vậy mà vẫn nơm nớp lo dọc đường. Anh tôi thì chèo xuồng từ đây xuống tới Cà Mau chỉ để mua về 2 giạ lúa, mà phải len lách đi vào những con rạch nhỏ để tránh bị bắt”.
Chú Tư Sa nói, hồi lúc đó, nhìn đâu cũng thấy khó khăn, giờ làm sao kể hết. Chị Nguyễn Thị K. nhà thuộc huyện Vũng Liêm giờ nhắc lại vẫn bùi ngùi “hồi đó, cả xóm gọi tôi là dân buôn lậu”. Mà buôn lậu những gì? Đó là chừng trăm hột vịt và mươi ký thịt heo mỗi ngày chở đi thành phố.
Ông Nguyễn Dân- người ngay sau ngày giải phóng miền Nam đã nhận nhiệm vụ làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách kinh tế kiêm Trưởng ty Nông nghiệp tỉnh, cho rằng: Lúc đó cán bộ mình ai cũng suy nghĩ, kiếm cách cho dân làm ăn dữ lắm, nhưng bước đầu xây dựng tập đoàn, tập thể, mọi thứ đều mới, rồi bị bao vây cấm vận, nên rất khó khăn. Hầu như gia đình cán bộ nào cũng phải nuôi heo để cải thiện cuộc sống.
Vững bước đi lên
Trao đổi với chúng tôi cũng vào dịp 30/4, ông Nguyễn Dân tự hào, trong quá trình xây dựng, đi lên vừa học vừa làm “cái gì tốt thì lấy, xấu thì bỏ”. Nhìn lại, thấy mình đã bước một bước khá dài. Như đất ít hơn mà lúa nhiều hơn, chất lượng tốt hơn, đời sống người dân cao hơn. Hiện nay trường học, đường sá, y tế đã khá. Người dân tuy vẫn còn nghèo và cận nghèo nhưng đã hết đói.
Từ đổi mới, hết cảnh người có vốn, làm giàu chính đáng mà gặp khó, người dân đã mạnh dạn đầu tư. Nói tới Đảng, cách mạng, Nhà nước, người dân vẫn tôn trọng, yêu mến. Phấn khởi nhất là “dân hiểu Đảng”. Theo tôi, trong giai đoạn lịch sử nào thì có con người giai đoạn lịch sử đó, chỉ làm sao cho dân ngày càng tin tưởng. Thực hiện dân chủ, công bằng để thay đổi tốt hơn.
![]() |
Tại dịp lễ long trọng kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 20 năm tái lập tỉnh Vĩnh Long hồi năm ngoái, tỉnh Vĩnh Long đã vinh dự đón nhận Huân chương Độc lập hạng nhất. Thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Nguyễn Văn Diệp- Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đã đọc diễn văn ôn lại truyền thống của chiến thắng lịch sử 30/4, và báo cáo những kết quả đáng ghi nhận của tỉnh nhà trên mọi lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội.
Tính đến nay, thu nhập bình quân đầu người đã tăng gấp 5 lần so với năm 1992. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực, đúng hướng: giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. 100% xã- phường- thị trấn có điện sinh hoạt, có đường ôtô đến xã; 90% số khu dân cư có nước sạch sinh hoạt…
Các hoạt động văn hóa, xã hội phát triển mạnh; tình hình an ninh chính trị và trật tự xã hội luôn được bảo đảm, đời sống người dân không ngừng được tăng lên.
Trong cả nước, ngay sau đổi mới do Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng đề ra, đến năm 1990, lạm phát giảm chỉ còn 4,4%. Hàng hóa bình ổn, tự do lưu thông trong cả nước, đời sống người dân phát triển. Từ chỗ thiếu ăn triền miên, ta đã đủ ăn và bắt đầu có xuất khẩu, để hôm nay trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Trên trường quốc tế, Việt
Tự hào vì cuộc sống người dân phát triển và người dân vẫn một lòng tin Đảng. Nhưng cũng phải thấy nhiệm vụ mình vẫn chưa hoàn thành, nên không thể thỏa mãn. Và lúc nào người lãnh đạo cũng phải “vừa hồng vừa chuyên”.
(*) Thơ Tố Hữu “Với Đảng, mùa Xuân”.
PHƯƠNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin