
Xuất khẩu lao động (XKLĐ) thời gian qua đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng khích lệ, góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống cho người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Vậy tại sao ta không hướng đến XKLĐ tri thức?
Với nguồn lao động tri thức trẻ khá dồi dào, Vĩnh Long hy vọng thị trường xuất khẩu lao động tri thức sẽ rộng mở. Ảnh: VH
Xuất khẩu lao động (XKLĐ) thời gian qua đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng khích lệ, góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống cho người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Vậy tại sao ta không hướng đến XKLĐ tri thức?
Trong 2 năm 1996-1997, Việt Nam có khoảng 50.000 lao động đang làm việc ở nước ngoài đã gửi về nước 350 triệu USD. Nếu tính cả số lao động của nước ta đi theo các hình thức khác nhau đang làm việc ở nước ngoài thì con số lao động vào khoảng 250.000, thu nhập hàng năm lên tới khoảng 1 tỷ USD - đây là con số mà chỉ ít ngành sản xuất đạt được.
Doanh thu từ XKLĐ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của những đơn vị hoạt động ở lĩnh vực này. Theo báo cáo của một số doanh nghiệp thì tỷ suất lợi nhuận bình quân trên doanh thu của hoạt động XKLĐ đạt khoảng 15- 20%.
Đối với Nhà nước, mức đầu tư chi phí quản lý nhà nước bình quân cho một lao động mỗi năm khoảng 30 USD và thu về cho ngân sách khoảng 36,7 USD- đây là một khoản lợi lớn mà chưa có suất đầu tư nào có được.
Tính chung, người lao động đi làm ở nước ngoài bình quân thu nhập bằng 10- 15 lần so với thu nhập của lao động trong nước. Do vậy, XKLĐ không những làm tăng thu nhập quốc dân mà còn là cơ hội tốt để người lao động tích lũy vốn, cải thiện đời sống và điều kiện làm việc của bản thân và gia đình họ.
Bên cạnh đó, XKLĐ thời gian qua cũng đã tạo việc làm cho một bộ phận người lao động, góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm cho xã hội. Bình quân trong 10 năm (1980- 1990), mỗi năm Việt Nam đưa đi được khoảng 26.000 lao động, chiếm khoảng gần 3% lực lượng lao động tăng hàng năm.
Từ năm 2001 đến nay, đã đưa đi được trên 157.000 người, nghĩa là đã giải quyết việc làm tạm thời cho họ cùng với hàng ngàn người khác qua các tổ chức kinh tế làm dịch vụ XKLĐ.
Mặt khác, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài giúp Nhà nước giảm được khoản chi phí đầu tư đào tạo nghề và tạo chỗ làm việc mới cho người lao động.
Ngoài ra, thông qua lao động ở nước ngoài, người lao động đã nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ, tiếp thu được những công nghệ và tác phong sản xuất công nghiệp tiên tiến, do đó từng bước đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước khi họ trở về.
Như vậy, hoạt động XKLĐ nước ta đã đem lại lợi ích kinh tế, xã hội không nhỏ, góp phần trực tiếp và gián tiếp vào việc tăng tích lũy vốn cho công nghiệp hóa (Nguồn: Đại học Kinh tế Quốc dân).
Không nên dừng lại ở đó, chúng ta cần thai nghén, định hướng cho XKLĐ tri thức. Chương trình Mekong 100 của tỉnh ta nên mở rộng thêm đối tượng, bổ sung thêm quy chế, tạo nhiều điều kiện cho con em đi học ở nước ngoài và động viên con em tìm việc ở hải ngoại và tiết kiệm gởi ngoại tệ về cho gia đình, cho ngân sách (theo tỷ lệ quy định- giả dụ như thuế thu nhập gia đình 10%) nhằm đạt được các mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; kích thích phát triển tài năng hiện có; củng cố truyền thống, hiếu học; hạn chế tội phạm; nâng cao trình độ ngoại ngữ, chuyên môn kỹ thuật cho thế hệ sau; tiếp thu được công nghệ nước ngoài; nâng dần tác phong làm việc công nghiệp, phục vụ cho công nghiệp hóa- hiện đại hóa; tăng tích lũy vốn cho công nghiệp hóa; hạn chế thất nghiệp, giải quyết việc làm; tăng cường ngoại tệ cho quốc gia; dân giàu nước mạnh.
Hiện nay, nhiều con em tốt nghiệp đại học không xin được việc làm, buộc phải lao động giản đơn để mưu sinh, gây rất lãng phí cho chi phí đào tạo của gia đình và ngân sách. Thiết nghĩ tốt nghiệp đại học không xin được việc làm là bài toán nan giải của toàn xã hội, có thể XKLĐ tri thức là chìa khóa giải bài toán này hữu hiệu nhất.
Kết quả hoạt động XKLĐ giai đoạn 1991- 1999
Năm
|
Số lao động
XK (người)
|
Số ngoại tệ thu về (1.000USD)
|
1991
|
1.020
|
2.500
|
1992
|
810
|
6.800
|
1993
|
3.960
|
15.800
|
1994
|
9.230
|
43.100
|
1995
|
10.050
|
77.900
|
1996
|
12.660
|
100.800
|
1997
|
18.470
|
129.200
|
1998
|
12.240
|
148.300
|
1999
|
20.700
|
150.800
|
2002
|
46.122
|
1.200.000
|
Tổng cộng
|
136.622
|
1.875.200
|
(Chỉ tính số thu ngoại tệ qua các tổ chức lao động đưa đi)
TS VĂN HỮU HUỆ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin