Giữ đất trồng lúa

04:03, 07/03/2013

Nghị định 42 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa đã đưa ra nhiều giải pháp quyết liệt để giữ được đất trồng lúa. Theo đó, đến năm 2020 phải giữ được 3,8 triệu hecta đất trồng lúa. Nghị định hạn chế tối đa việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp hoặc canh tác các loại cây trồng khác; khuyến khích khai hoang mở rộng diện

Nghị định 42 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa đã đưa ra nhiều giải pháp quyết liệt để giữ được đất trồng lúa. Theo đó, đến năm 2020 phải giữ được 3,8 triệu hecta đất trồng lúa. Nghị định hạn chế tối đa việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp hoặc canh tác các loại cây trồng khác; khuyến khích khai hoang mở rộng diện tích đất trồng lúa.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại nghi ngại về khả năng phát triển cây lúa ở Việt Nam. Theo số liệu của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT, chỉ trong 10 năm trở lại đây, diện tích đất trồng lúa đã giảm 270.000ha. Hiện cả nước chỉ còn 4,1 triệu hecta đất trồng lúa.

Nguyên nhân chủ yếu là do chuyển sang cho các mục đích phát triển hạ tầng, phát triển kinh tế và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi ồ ạt đất nông nghiệp thành lập các cụm công nghiệp diễn ra ở nhiều địa phương.

Trước quan điểm của Nghị định 42, nhiều ý kiến cho rằng, mục tiêu phải giữ được 3,8 triệu hecta đất lúa cần xem xét lại. Trước tình trạng phát triển công nghiệp thiếu quy hoạch, lấy vào đất bờ xôi ruộng mật để chuyển sang làm dự án phi nông nghiệp, bỏ hoang…

Nhưng nhiều nơi nông dân cứ mãi trồng lúa thì vẫn khổ. Thế nên, câu chuyện cần đặt ra bây giờ là giữ đất nông nghiệp chứ không chỉ đất lúa. Nếu chỉ giữ đất làm lúa thì hiệu quả kinh tế không cao, chưa kể lúa tốn nhiều nước nhất, trong khi tài nguyên nước đang rất thiếu.

Hơn nữa, theo một số chuyên gia nước ngoài, không nên quá cứng nhắc trong chính sách giữ đất lúa. Trước đây, gạo được coi là nguồn lương thực chính, nhưng nhu cầu sử dụng gạo ngày càng giảm mà tăng nhu cầu rau, thịt, trái cây, đồ uống. Cần phải thay đổi chính sách xuất khẩu gạo cho phù hợp với nhu cầu thế giới.

Giữ đất trồng lúa, nhưng “quyền tự chủ thuộc về nông dân”- đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát. Vì theo ông, chủ trương của bộ là giữ đất tốt nhất để trồng lúa, không có nghĩa là nông dân có đất lúa chỉ trồng lúa.

Mong muốn duy trì diện tích luôn có khả năng trồng lúa, nhưng nông dân có thể trồng bắp, rau, cây trồng khác cho thu nhập cao hơn mà không làm hỏng đất lúa. Nói cách khác, câu chuyện có nên thúc đẩy chỉ trồng lúa hay đa dạng hóa cây trồng khác thì quyền tự chủ hoàn toàn thuộc về nông dân, vì mục đích sau cùng là làm sao để nâng cao thu nhập, mức sống cho nông dân.

LAN THƯƠNG

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh