
Theo kế hoạch BCĐ của tỉnh Vĩnh Long về việc lấy ý kiến đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đến thời điểm này đã hoàn thành giai đoạn 1 để tổng hợp báo cáo bước đầu gởi về Trung ương. Phóng viên Báo Vĩnh Long có cuộc phỏng vấn nhanh ông Nguyễn Văn Thanh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó BCĐ tỉnh xoay quanh bước đầu của đợt sinh hoạt chính trị và pháp lý này trên địa bàn
Theo kế hoạch BCĐ của tỉnh Vĩnh Long về việc lấy ý kiến đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đến thời điểm này đã hoàn thành giai đoạn 1 để tổng hợp báo cáo bước đầu gởi về Trung ương.
Phóng viên Báo Vĩnh Long có cuộc phỏng vấn nhanh ông Nguyễn Văn Thanh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó BCĐ tỉnh xoay quanh bước đầu của đợt sinh hoạt chính trị và pháp lý này trên địa bàn tỉnh.
![]() |
* Thưa ông, BCĐ tỉnh có đánh giá như thế nào về kết quả bước đầu của việc lấy ý kiến đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992?
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thanh:
Việc lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đến thời điểm tạo sự nhất trí cao về mặt chính trị và pháp lý, tạo điều kiện để người dân thực hiện quyền làm chủ của mình đối với công việc quan trọng của đất nước.
Nhờ sự triển khai tích cực của BCĐ các cấp, đến thời điểm này các xã- phường- thị trấn đã triển khai được đến 92%, khoảng 99/107 xã, phường đã hoàn thành việc lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp; còn lực lượng vũ trang, các sở, ngành, các đoàn thể chính trị, xã hội,... đã cơ bản hoàn thành lấy ý kiến của cán bộ, công chức, người lao động. Tính thời điểm này, đã đáp ứng đúng thời gian yêu cầu.
Phương pháp tổ chức lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được triển khai đa dạng và phong phú như tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, nhận đóng góp bằng văn bản hoặc qua mạng Internet. Hiện có trên 75.000 lượt cán bộ công chức và cử tri đã tham gia các cuộc triển khai lấy ý kiến và tỉnh nhận được trên 2.500 lượt ý kiến đóng góp.
Trong đó, tập trung sâu vào 2 chương như Chương I tập trung vào Điều 2, Điều 4 và Điều 5 về chế độ chính trị. Chương II tập trung đóng góp nhiều vào Điều 20, Điều 21, Điều 25 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được thảo luận và đóng góp rất sâu.
Có nhiều ý kiến tích cực bổ sung các điều khoản của dự thảo, có những ý kiến phản biện, ý kiến thống nhất, ý kiến sửa đổi về câu từ, cách hành văn,... BCĐ tỉnh sẽ tập hợp trung thực, khách quan, các ý kiến để gởi về Trung ương.
Đạt được kết quả này, nhờ sự chỉ đạo chu đáo, tích cực của BCĐ tỉnh, đã quán triệt sâu sắc các chỉ thị, chỉ đạo của Trung ương. Việc triển khai đã tổ chức phân nhóm đối tượng để triển khai lấy ý kiến; tùy hoàn cảnh của đơn vị, địa phương để tạo điều kiện thuận lợi nhất để cho người dân tham gia đóng góp.
Qua đó, tạo được khí thế, tinh thần trách nhiệm của nhân dân rất hăng hái, phát huy được sức mạnh của tập thể, của cá nhân và người dân hiểu được việc tham gia đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp năm 1992 này.
* Thưa ông, cùng với việc tổ chức lấy ý kiến đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 thì tỉnh tổ chức lấy ý kiến đóng góp Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Như vậy, để việc đóng góp Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đạt yêu cầu đề ra thì BCĐ tỉnh lưu ý các ban ngành, địa phương những vấn đề cần tập trung thực hiện như thế nào?
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thanh:
Đồng thời với việc lấy ý kiến đóng góp cho việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 thì Trung ương chỉ đạo lấy ý kiến của nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) 2013.
Tỉnh Vĩnh Long cũng triển khai cho nhân dân như 1 buổi lấy ý kiến đóng góp cho việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992; 1 buổi lấy ý kiến của nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) 2013 tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia trí tuệ, tâm huyết của mình cho 2 dự thảo luật này. Thời gian lấy ý kiến và thời gian tổng hợp và báo cáo về Trung ương của 2 dự thảo luật này sẽ cùng thời điểm.
Ngày 5/3/2013, sẽ báo cáo lần thứ nhất; đến ngày 15/3 sẽ tiếp tục nhận ý kiến của nhân dân để tổng hợp báo cáo lần thứ 2 và kết thúc vào ngày 31/3/2013. 2 báo cáo này sẽ được tổng hợp khách quan, trung thực của nhân dân tỉnh Vĩnh Long để báo cáo về Trung ương.
* Thưa ông, công tác tuyên truyền có tác động như thế nào đối với việc triển khai đóng góp cho 2 dự thảo luật?
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thanh:
Tôi thấy rằng công tác tuyên truyền không chỉ về chiều rộng thông qua các cơ quan báo đài, trang thông tin điện tử của Thường trực HĐND tỉnh, Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh,... đã cung cấp kịp thời thông tin để người dân tiếp cận ngay về 2 dự thảo luật để tìm hiểu và tham gia đóng góp.
Các tổ chức Đảng, đoàn thể, mặt trận,... đi tới cơ sở, hướng dẫn cho dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Nhờ vậy, thành công lần này cũng nhờ vào công tác tuyên truyền, lấy ý kiến chiều sâu của các tầng lớp, các giới và nhân dân...
* Xin cảm ơn ông!
THÚY QUYÊN (thực hiện)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin