Nguồn nước tồn tại ngày càng xuyên suốt trong lịch sử phát triển nhân loại. Nó tác động trực tiếp đến cuộc sống của từng quốc gia, từng người dân. Vì vậy, việc bảo vệ nguồn nước hiện đã trở thành nhiệm vụ cấp bách, mang tính chiến lược và mang tầm toàn cầu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Việt
Nguồn nước tồn tại ngày càng xuyên suốt trong lịch sử phát triển nhân loại. Nó tác động trực tiếp đến cuộc sống của từng quốc gia, từng người dân. Vì vậy, việc bảo vệ nguồn nước hiện đã trở thành nhiệm vụ cấp bách, mang tính chiến lược và mang tầm toàn cầu.
Diễn ra trong bối cảnh các quốc gia tăng cường nỗ lực chung bảo vệ nguồn tài nguyên nước, Hội thảo ASEM “Quản lý nước và lưu vực sông- cách tiếp cận tăng trưởng xanh” do Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tại TP Cần Thơ từ 21- 23/3/2013 gồm 51 thành viên của 2 châu lục Á- Âu tham gia đã trở thành hoạt động đầu tiên trong cơ chế mới của ASEM, cơ chế “Đối thoại ASEM về phát triển bền vững”, hướng đến sự hợp tác thiết thực trong ASEM.
Những hành động thiết thực
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung trao đổi kinh nghiệm và thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác nhằm sử dụng, quản lý bền vững nguồn nước và lưu vực sông gắn kết với tăng trưởng xanh, bảo tồn hệ sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh lương thực, an ninh năng lượng và đời sống người dân.
Trong đó, các đại biểu tập trung thảo luận chủ yếu vào các chủ đề chính: Tài nguyên nước và phát triển bền vững; Nước, lương thực và năng lượng- hướng tới sự cân bằng; Nước và cuộc sống của người dân; Nâng cao hiệu quả hợp tác Á- Âu trong quản lý bền vững nguồn nước.
Tại Hội nghị cấp cao Á- Âu lần thứ 8 (ASEM 8) tổ chức ở Bỉ vào tháng 10/2010 đã coi quản lý nguồn nước là một trong những ưu tiên hợp tác và triển khai nhiều sáng kiến cụ thể. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 10 (Budapet, tháng 6/2011) đã thông qua sáng kiến của Hungary về “Hợp tác giữa các nước ven sông Mekong và Danube” và Hungary tiếp tục tổ chức hội thảo ASEM về vai trò nguồn nước trong chiến lược phát triển khu vực vào tháng 6/2012.
Ngay sau đó, tại Hội nghị cấp cao ASEM 9 tại Lào tháng 11/2012, các nhà lãnh đạo đã nhất trí việc tăng cường nỗ lực chung nhằm thúc đẩy việc sử dụng và quản lý bền vững nguồn nước và quyết định thành lập cơ chế định kỳ đối thoại ASEM về phát triển bền vững do Hungary đề xuất và được các nước Bulgaria, Romania, Lào, Thái Lan và Việt Nam đồng sáng kiến.
Cũng tại hội nghị này, các thành viên trong khối đã hoan nghênh và ủng hộ 2 sáng kiến mới của Việt Nam, đó là tổ chức Hội nghị cao cấp ASEM về phòng chống và cứu trợ thiên tai nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và Hội thảo ASEM về quản lý nước và lưu vực sông- cách tiếp cận tăng trưởng xanh.
Đây là lần đầu tiên ASEM thông qua sáng kiến trong ứng phó với thiên tai và có nhiều thành viên tham gia đồng sáng kiến.
Chung tay bảo vệ
Có thể nói, các lưu vực sông đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của loài người. Lịch sử ghi nhận sự hình thành và phát triển của các nền văn minh thường gắn liền với các lưu vực sông Hằng, Danube, Mekong,
Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển, đà tăng dân số toàn cầu, các lưu vực sông đang chịu nhiều sức ép do nhu cầu tiêu dùng nước tăng. Bên cạnh đó, các nguồn cung cấp nước sạch cũng đang suy giảm do ô nhiễm và biến đổi khí hậu... dẫn đến xung đột về nguồn nước.
Vì vậy, việc cân bằng giữa mục tiêu phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn nước và hệ sinh thái đòi hỏi xây dựng một khuôn khổ chính sách quản lý lưu vực sông một cách tổng thể.
Là một quốc gia nằm ở hạ lưu sông Mekong, Việt
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, thách thức trong bảo vệ nguồn nước trở nên cấp bách, gay gắt mang tính chiến lược và mang tính toàn cầu. Sự gia tăng nhanh chóng dân số thế giới đang làm cho nhu cầu chính yếu về nước, lương thực và năng lượng tăng lên nhanh chóng, mạnh mẽ.
Theo dự báo đến năm 2025, thế giới sẽ phải đối mặt với khả năng 1,8 tỷ người dân sống tại khu vực “hoàn toàn khan hiếm nước” và 2/3 dân số toàn cầu sẽ sống trong điều kiện khó khăn về nguồn cung cấp nước.
Mặt khác, hiện tượng toàn cầu ấm lên đã và đang làm thay đổi thời tiết và các hệ sinh thái, dẫn đến những diễn biến thiên tai bất thường với quy mô và cường độ gia tăng.
Nhiều quốc gia đang đứng trước thực trạng nước sông, nước ngầm suy giảm đáng kể hoặc cạn kiệt, các lớp băng tan nhanh hơn, mực nước biển, triều cường, xâm nhập mặn gia tăng,… ảnh hưởng tới nguồn nước và sản xuất nông nghiệp.
Hiện có khoảng 150 quốc gia đang cùng chia sẻ và sử dụng chung các nguồn nước để phục vụ nhu cầu đời sống, kinh tế và phát triển. Các nguồn nước đi qua quốc gia đòi hỏi phải có sự hợp tác, chung sức xử lý các vấn đề liên quan, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự tùy thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng.
Bảo vệ nguồn nước đã trở thành nhiệm vụ cấp bách, mang tính chiến lược và mang tầm toàn cầu.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Là một quốc gia cung ứng nông sản lớn hàng đầu trên thế giới, để chung tay ứng phó các thách thức, Việt
Đồng thời, Việt
Còn theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Là một trong những thành viên sáng lập ASEM, Việt
Việc tham gia tích cực hợp tác ASEM có ý nghĩa quan trọng đối với nỗ lực triển khai đường lối đối ngoại của Việt
Diễn đàn Hợp tác Á- Âu được hình thành từ năm 1996. Trải qua 17 năm phát triển, ASEM đã trở thành cơ chế đối thoại quan trọng, hợp tác lớn nhất giữa 2 châu lục, hội tụ 51 thành viên, trong đó có 4 thành viên là thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và 12 thành viên thuộc nhóm G.20. Các thành viên ASEM đại diện cho hơn 60% dân số, khoảng 50% GDP thế giới và hơn 60% thương mại toàn cầu. |
Bài, ảnh: NGUYỄN HOÀNG- LÊ SƠN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin