Diễn đàn hợp tác kinh tế Á- Âu (ASEM) với chủ đề “Quản lý nước và lưu vực sông- cách tiếp cận tăng trưởng xanh” đã bế mạc vào chiều 22/3/2013. Hội thảo đã nhất trí cao trong việc đẩy mạnh hợp tác bảo vệ nguồn tài nguyên nước theo hướng tăng trưởng xanh. Trong đó, Việt Nam được bạn bè đánh giá cao, khi có sáng kiến tạo diễn đàn liên khu vực cùng chung tay bảo vệ tài nguyên nước.
Biến đổi khí hậu cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng đang làm cho các thách thức về nguồn nước trở nên phức tạp.
Diễn đàn hợp tác kinh tế Á- Âu (ASEM) với chủ đề “Quản lý nước và lưu vực sông- cách tiếp cận tăng trưởng xanh” đã bế mạc vào chiều 22/3/2013. Hội thảo đã nhất trí cao trong việc đẩy mạnh hợp tác bảo vệ nguồn tài nguyên nước theo hướng tăng trưởng xanh. Trong đó, Việt Nam được bạn bè đánh giá cao, khi có sáng kiến tạo diễn đàn liên khu vực cùng chung tay bảo vệ tài nguyên nước.
Trong khuôn khổ hội thảo, Ban tổ chức đã dành một buổi tham quan Dự án Kè sông Hậu tại TP Cần Thơ. Bạn bè quốc tế đánh giá cao nỗ lực và các dự án của Việt Nam nhằm quản lý bền vững nguồn nước, đặc biệt tại khu vực ĐBSCL.
Các nước và các tổ chức quốc tế cũng chia sẻ và nhất trí cần tăng cường hợp tác quốc tế nhằm ứng phó với các thách thức đang đặt ra đối với việc quản lý nguồn nước sông Mêkong, nhất là với các nước ở hạ nguồn, khi mà Mêkong là một trong 5 lưu vực sông lớn trên Thế giới có dòng chảy bị suy giảm nhiều nhất do hạn hán trong một thập kỷ qua. Bạn bè quốc tế cũng hết sức ấn tượng với thiên nhiên sông nước và con người vùng đất Tây Nam Bộ.
Đồng thời, ghi nhận những đóng góp của Việt Nam trong việc là quốc gia đầu tiên có sáng kiến tạo diễn đàn liên khu vực về vấn đề bảo vệ nguồn tài nguyên nước, trong bối cảnh năm 2013 được chọn là “Năm hợp tác quốc tế về nguồn nước”, đánh dấu 20 năm Liên hợp quốc triển khai “Ngày nước thế giới” (ngày 22/3).
Sáng kiến này cũng tiếp tục khẳng định vai trò và đóng góp tích cực của Việt Nam đối với ASEM với tư cách là một trong những thành viên sáng lập Diễn đàn cách đây đúng 17 năm (tháng 3/1996- 3/2013). Những đóng góp có trách nhiệm của Việt
Bảo vệ nguồn nước là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Trước đó, trong diễn văn khai mạc hội thảo, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, thách thức trong bảo vệ nguồn nước trở nên cấp bách, gay gắt mang tính chiến lược và mang tính toàn cầu. Sự gia tăng nhanh chóng dân số thế giới đang làm cho nhu cầu chính yếu về nước, lương thực và năng lượng tăng lên nhanh chóng, mạnh mẽ.
Trong nhiều năm qua, việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước đã trở thành ưu tiên của mỗi quốc gia và là chủ đề hợp tác ưu tiên của các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế. Trong nỗ lực chung đó, diễn đàn ASEM đã có nhiều đóng góp tích cực, đề xướng nhiều sáng kiến nhằm nỗ lực thúc đẩy việc sử dụng và quản lý bền vững nguồn nước.
Nhất trí cao với cảnh báo này, các chuyên gia còn cho rằng biến đổi khí hậu cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng đang làm cho các thách thức về nguồn nước trở nên phức tạp và khó lường hơn, gây suy thoái nguồn nước và do đó, tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của từng quốc gia và của từng người dân.
Theo đánh giá, hiện có khoảng 1/3 số quốc gia trên thế giới bị thiếu nước và đến 2025 con số này sẽ là 2/3 với khoảng 35% dân số thế giới sẽ rơi vào tình cảnh thiếu nước nghiêm trọng. Ở một số quốc gia, lượng nước cho mỗi đầu người đang bị giảm đáng kể. Vì vậy, các đại biểu đều chung một mối lo về nước không phải của riêng một quốc gia nào.
Mối quan hệ tương tác giữa nước, lương thực và năng lượng sẽ là một xu hướng toàn cầu lớn trong nhiều thập kỷ tới và những thách thức về nguồn nước xuyên biên giới đang đòi hỏi hợp tác không chỉ ở cấp độ quốc gia mà cả khu vực và toàn cầu nhằm cân bằng giữa các nhu cầu khác nhau một cách công bằng và bền vững.
Hội thảo cũng chia sẻ nhiều kinh nghiệm và bài học, bao gồm các thỏa thuận hợp tác song phương, tiểu khu vực và khu vực. Đồng thời, các đại biểu cũng đề cao các sáng kiến toàn cầu, trong đó có các sáng kiến của Liên hợp quốc về Ngày nước thế giới, Thập kỷ hành động về nước cho cuộc sống và sáng kiến của Hội đồng Nước Thế giới về Nước và tăng trưởng xanh…
Đặc biệt, các nước Á- Âu cần tăng cường hợp tác, trao đổi và đối thoại trên tinh thần xây dựng và đối tác bình đẳng. Việc xử lý các thách thức phi truyền thống toàn cầu nói chung và vấn đề bảo vệ nguồn tài nguyên nước nói riêng đang tạo ra những cơ hội mới cho hợp tác và đối thoại Á- Âu.
Các đại biểu đã nhất trí cần tăng cường sự tham dự và hỗ trợ của ASEM đối với các cơ chế của các thành viên trong hợp tác khu vực và tiểu vùng về quản lý nước, như tiểu vùng MêKong, Đa-nuýp,…tăng cường sự đóng góp của ASEM cho các nỗ lực toàn cầu, đặc biệt là Hội nghị Thượng đỉnh Nước Châu Á- Thái Bình Dương lần thứ hai sẽ được tổ chức tại Chiềng Mai, Thái Lan vào tháng 5/2013 và Hội nghị Thượng đỉnh Nước thế giới Bu-đa-pét tại Hung-ga-ri vào tháng 10/2013.
Hội thảo đã thông qua Báo cáo để trình lên Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 11 tại Ấn Độ vào tháng 11/2013, Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEM và Hội nghị cấp cao ASEM lần thứ 10 tại Bỉ năm 2014.
Bài, ảnh: NGUYỄN HOÀNG- LÊ SƠN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin