
Hôm qua (26/2), Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong hệ thống tổ chức công đoàn tỉnh.
|
Nhiều ý kiến đóng góp tích cực của các cán bộ công đoàn trong hội nghị. |
Hôm qua (26/2), Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong hệ thống tổ chức công đoàn tỉnh.
Qua buổi làm việc đầy tích cực, có rất nhiều ý kiến đóng góp rất nhiệt tình và cụ thể. Đa số các đại biểu đều rất quan tâm và thống nhất với những nội dung cơ bản của dự thảo đồng thời góp ý một số vấn đề để khi đưa vào thực thi hiệu quả hơn.
Chủ tịch Công đoàn Trường Chính trị Phạm Hùng– Trần Xuân Đồng:
Chương II, Điều 21, câu “Mọi người có quyền sống” còn quá ngắn gọn chưa rõ nghĩa, nên thêm vào “Mọi người có quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc”.
Điều 28, nên thêm vào câu “theo đúng trình tự pháp luật” vì không phải bất cứ ai đủ 21 tuổi cũng có thể ứng cử vào Quốc hội, HĐND các cấp.
Ở Điều 46, nên nhập 2 câu thành một là “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”.
Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TX Bình Minh– Lương Phi Hùng:
Chương I, Điều 13 nên sửa câu “Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày 2/9/1945” vì như thế sẽ khẳng định rõ hơn ngày Quốc khánh của đất nước là ngày nào. Điều 50, nên sửa lại “Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật nhà nước”.
Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Bình Tân– Ngô Thị Kim Tuyến:
Điều 29 và Điều 30 nên ghép lại cho gọn và dễ hiểu. Điều 32 nên bỏ hai chữ “có quyền” sửa lại thành câu “Người bị buộc tội được tòa án xét xử”.
Điều 39 sửa lại thành câu “Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của các thành viên trong gia đình”.
Điều 40 nên bỏ 2 chữ “bỏ mặc” vì đó là văn nói, từ địa phương nên không được để vào dự thảo Hiến pháp.
Nguyễn Vinh Quang– Phó Phòng Pháp chế, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh:
Điều 21 chưa rõ nghĩa, nên sửa lại thành câu “Mọi người có quyền sống, học tập, lao động và mưu cầu hạnh phúc”.
Điều 23 và 26 có nội dung mâu thuẫn nhau, ở Điều 23 nói rằng mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Còn ở Điều 26 lại nói rằng công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin. Ý nghĩa 2 câu chưa được rõ ràng, dễ hiểu.
Điều 34 cũng chưa rõ nghĩa, quyền tự do kinh doanh nhưng kinh doanh như thế nào và phải hợp pháp.
Điều 98: “Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong một thời gian dài thì phó chủ tịch quyền chủ tịch”, thời gian dài ở đây là trong bao lâu cần nêu rõ ra thời hạn cụ thể.
Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục tỉnh– Phạm Văn Báo:
Điều 21 và 22 nên nhập chung lại cho dễ hiểu và rõ nghĩa hơn. Điều 39 nên sửa lại “
Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Long Hồ- Nguyễn Thị Thủy:
Điều 1 nên để chữ “độc lập” lên trước “dân chủ”, vì nước ta luôn khẳng định trước tiên là nước độc lập. Điều 10 nên thêm cụm từ “Nhà nước có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện cho công đoàn” vào trước câu “tham gia thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước…”
Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Tam Bình– Nguyễn Thị Sương:
Điều 9 khoản 1 nên thêm vào tổ chức xã hội nghề nghiệp. Điều 34 nên sửa lại thành câu “Mọi người có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”.
HẢI YẾN (ghi)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin